| Hotline: 0983.970.780

Trường cao đẳng Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh: Đoàn kết quyết định thành công

Thứ Ba 15/11/2016 , 14:05 (GMT+7)

Cũng như bao lần đứng trên bục giảng nhìn xuống hàng ngàn học sinh, sinh viên nhưng hôm nay (15/11), NGƯT Nguyễn Hồng Nam, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh lại thấy bồi hồi, xúc động...

Cũng như bao lần đứng trên bục giảng nhìn xuống hàng ngàn học sinh, sinh viên nhưng hôm nay (15/11), NGƯT Nguyễn Hồng Nam, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh lại thấy bồi hồi, xúc động bởi trải qua bao vất vả, khó khăn trong suốt 45 năm qua, nhà trường đã xây dựng và trưởng thành vượt bậc.

hieu-truong-nm151931442
 

Nửa thế kỷ đoàn kết

Tiền thân là trường Công nhân Xây dựng, giai đoạn 1971- 1995 là thời kỳ khó khăn nhất của nhà trường bởi đúng lúc diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ, song công tác đào tạo vẫn đi vào nề nếp.

Trong giai đoạn này trường đào tạo thợ bậc 2/7, thời gian đào tạo 12 tháng với 4 nghề nề, mộc, cốt thép và bê tông. Đất nước hoà bình, từ năm 1971- 1995, nhà trường tiếp tục được Bộ Thủy lợi (cũ) giao đào tạo thợ bậc 3/7 với thời gian 36 tháng, sau rút xuống 24 tháng.

Được giao nhiệm vụ bồi dưỡng công nhân lao động hợp tác, học nghề ở Liên Xô và các nước Đông Âu, từ năm 1995 - 2001, quy mô tuyển sinh của trường đã tăng lên 450 - 500 học sinh, gấp đôi so với trước năm 1988.

Đồng thời nâng từ 4 lên 7 nghề trong đó mở 3 nghề mới là điện công nghiệp và xây dựng, cơ điện nông thôn, cấp thoát nước nông thôn và đô thị. Bên cạnh đào tạo nghề bậc 3/7, trường còn tổ chức thi nâng bậc thợ 4/7, 5/7, 6/7 và 7/7 cho công nhân các đơn vị trong và ngoài ngành.

Nhà trường thực sự trưởng thành kể từ năm 2009, khi chính thức nâng cấp thành Trường CĐ Nghề cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh. Với định hướng phát triển nguồn nhân lực của Bộ NN-PTNT, trường chủ động từng bước mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng.

Quy mô tuyển sinh hàng năm từ 1.100 - 1.480 HSSV chính quy; đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng bậc từ 300 - 500 HSSV, đưa tổng quy mô đào tạo lên 3.200 - 3.500 HSSV.

Ngành nghề đào tạo được mở rộng, bên cạnh các nghề kỹ thuật truyền thống nhà trường đã mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin, cơ điện nông thôn; đến nay trường đã đào tạo 10 nghề trình độ Cao đẳng nghề, 16 nghề trình độ Trung cấp nghề và 11 nghề trình độ sơ cấp nghề.

Học đi đôi với hành

Song có một niềm vui luôn thường trực trong vị "thuyền trưởng" Nguyễn Hồng Nam chính là từ năm 2009 đến nay, “thương hiệu” HSSV do trường đào tạo đã được nhiều doanh nghiệp tin tưởng, tuyển dụng.

tt-tro-hcld-hng-1151945852
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho nhà trường
 

Với phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, thực tập gắn liền với sản xuất”, HSSV của trường luôn được các Cty tuyển dụng đánh giá cao như Cty Samsung Mobile Việt Nam; Cty Canon Việt Nam, Tabuchi, một số Cty xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi...

Thực tập sản xuất đã mang lại cho nhà trường từ 6 - 10 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, HSSV của trường như những “chiến binh”, lần nào có mặt tham dự các cuộc thi cấp ngành, bộ, quốc gia đều “ẵm” các giải cao.

Để khẳng định chất lượng đào tạo, hàng năm trường đều tự kiểm định chất lượng đào tạo theo bộ tiêu chí do Bộ LĐ-TBXH ban hành, năm 2013 trường còn tham gia kiểm định ngoài và được Bộ LĐ-TBXH công nhận đạt cấp độ 3 (cấp độ cao nhất của công tác kiểm định).

Những nỗ lực, cố gắng của nhà trường đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và phê duyệt trong danh sách 45 trường xây dựng thành trường chất lượng cao đến năm 2020 tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014.

“45 năm qua, nhà trường đã đào tạo trên 32.000 học sinh chính khóa và bồi dưỡng tay nghề cho trên 36.000 lượt lao động. Từ 3 nghề đào tạo ngành thuỷ lợi bậc 2/7, đến nay trường đã đào tạo 10 nghề trình độ Cao đẳng, 16 nghề trình độ trung cấp và 11 nghề trình độ sơ cấp. Từ năm 2009 đến nay, năm nào nhà trường cũng tuyển sinh vượt chỉ tiêu – điều mà nhiều cơ sở đào tạo mơ ước.

Tuy nhiên, kết quả trên sẽ không bao giờ có được nếu như chúng tôi có sự đoàn kết, nhất trí nội bộ từ Ban Lãnh đạo đến từng cá nhân, HSSV trong nhà trường. Đó chính là yếu tố then chốt của mọi thành công”, Hiệu trưởng Nguyễn Hồng Nam nói.

Từ 2009 đến nay, nhà trường đã 2 lần được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen; UBND tỉnh Bắc Ninh tặng Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015; 3 năm liền được Bộ NN-PTNT tặng Cờ thi đua; năm 2011 được Thủ tướng tặng Bằng khen; năm 2014 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; 3 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba...

 

Xem thêm
Xuất khẩu cao su của Việt Nam kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2024 đã ghi nhận những kết quả rất tích cực, dù nhu cầu tiêu thụ tại thị trường chủ lực Trung Quốc giảm mạnh.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Nestlé Việt Nam: Tiên phong phát triển bền vững, đồng hành kiến tạo tương lai xanh

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.