| Hotline: 0983.970.780

TTC Sugar tăng giá thu mua, khách hàng trồng mía phấn khởi

Thứ Tư 20/01/2021 , 07:42 (GMT+7)

TTC Sugar tăng giá thu mua mía thêm từ 25.000 đồng đến 40.000 đồng/tấn theo khu vực.Giá mua tối đa cho mía sạch 10CCS tại ruộng trên phương tiện vận chuyển lên đến 945.000 đồng/tấn.

TTC Sugar vừa ban hành thông báo tăng giá thu mua mía thêm từ 25.000 đồng đến 40.000 đồng/tấn theo khu vực. Với chính sách mới này, giá mua tối đa cho mía sạch 10 CCS tại ruộng trên phương tiện vận chuyển lên đến 945.000 đồng/tấn.

Cụ thể theo thông báo của TTC Sugar - Gia Lai, vụ thu hoạch 2020-2021, giá mía được điều chỉnh tăng thêm 30.000 đồng lên 931.500 đồng/tấn cho mía sạch 10 CCS trên xe vận chuyển tại ruộng. Ngoài ra, trong thời gian đầu vụ, công ty hỗ trợ khách hàng trồng mía chi phí trung chuyển 30.000 đồng/tấn. Với mức giá thu mua cao và nhiều hỗ trợ, cùng năng suất tăng do thời tiết thuận lợi, người trồng mía Gia Lai có một vụ thu hoạch được mùa, được giá. Theo ước tính với năng suất bình quân 80 tấn/ha, nông dân thu được lợi nhuận từ 20 – 30 triệu/ha.

Đồng thời, nhà máy TTCS (chi nhánh của TTC Sugar tại Tây Ninh) đã chính thức ra thông báo tăng giá thu mua ở Tây Ninh thêm 25.000 đồng/tấn. Riêng mía tại Campuchia, công ty hỗ trợ 40.000 đồng/tấn để san sẻ khó khăn trong công tác vận chuyển mía về Việt Nam của khách hàng. Như vậy, sau khi điều chỉnh, giá thu mua mía sạch có chữ đường 10 CCS tại ruộng trên phương tiện vận chuyển ở Tây Ninh dao động 900.000 đồng - 945.000 đồng/tấn tùy theo khoảng cách đến nhà máy.

Với thông báo tăng giá của TTC Sugar, khách hàng trồng mía phấn khởi trước vụ mía ngọt.

Với thông báo tăng giá của TTC Sugar, khách hàng trồng mía phấn khởi trước vụ mía ngọt.

Đảm bảo lợi nhuận cho nông dân gắn bó với cây mía

Với người trồng mía vừa và nhỏ, giá mía là vấn đề sống còn ảnh hưởng đến việc họ “sống được” và gắn bó với cây mía. Do đó, khi nhận được thông báo tăng giá từ nhân viên khuyến nông TTC Sugar, anh Lê Văn Kha (xã H’Bông, huyện Chư Sê, Gia Lai) đã hồ hởi đăng ký trồng mới thêm 10 hecta. Anh Kha cho biết anh hài lòng mức giá thu mua mới nhờ lợi nhuận được đảm bảo chắc chắn. Hiện tại, anh đang canh tác hơn 10 hecta mía.

Theo các nông dân kì cựu tại Tây Ninh, với mức giá thu mua từ 900.000 đồng/tấn trở lên, người trồng mía đã có được lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, khâu thu hoạch cần được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt vấn đề tạp chất và chữ đường do quyết định trực tiếp đến giá thu mua mía thực tế. Người trồng mía vì vậy cần hợp tác chặt chẽ với nhân viên khuyến nông của TTC Sugar để đảm bảo chặt đốn đúng kĩ thuật, tuân thủ quy định và điều phối của công ty nhằm giảm thất thoát và tối ưu hoá lợi nhuận.

Người trồng mía cần kiểm soát chặt chẽ khâu thu hoạch để tối đa hóa lợi nhuận.

Người trồng mía cần kiểm soát chặt chẽ khâu thu hoạch để tối đa hóa lợi nhuận.

Gỡ khó cho vùng nguyên liệu Tây Ninh

 Tại Tây Ninh, là vùng nguyên liệu tiếp giáp nước bạn Campuchia nên gặp nhiều khó khăn khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp. Bên cạnh những hạn chế về công lao động, người trồng mía Tây Ninh còn gặp khó trong khâu vận chuyển mía từ Campuchia về Việt Nam. Trong thời gian qua, TTC Sugar đã tích cực làm việc cùng các ban ngành địa phương nhằm “đưa mía về”, vừa tháo gỡ khó khăn cho người dân vừa đảm bảo kiểm soát dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chính sách tăng giá lần này của TTC Sugar đã đáp ứng kì vọng của khách hàng trồng mía cũng như thể hiện cam kết của công ty “Nông dân có lãi, nhà máy có lời”. Người trồng mía Tây Ninh nhờ đó yên tâm làm mía lớn, làm mía hiện đại.

TTC Sugar tích cực đồng hành cùng nông dân Tây Ninh trong khó khăn do dịch Covid-19.

TTC Sugar tích cực đồng hành cùng nông dân Tây Ninh trong khó khăn do dịch Covid-19.

Động lực phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Khi người trồng mía gắn bó với cây mía, ngành mía đường Việt Nam trụ vững thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững bước đi tất yếu. Hội nhập đã tạo cơ hội để doanh nghiệp, người trồng mía nhìn nhận cây mía là cây trồng công nghiệp có khả năng cơ giới hoá cao độ. Từ đó hiện đại hoá canh tác, giảm giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh là lựa chọn duy nhất. Có như vậy, cây mía mới không mắc phải vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như những cây trồng khác.

Riêng Tây Ninh hội đủ nhiều điều kiện có lợi để phát huy tiềm năng của cây mía và làm mô hình mẫu cho các vùng nguyên liệu khác. Đặc thù tại Tây Ninh có đội ngũ doanh nông sở hữu kinh nghiệm dày dạn và tư duy “nghĩ lớn làm lớn”. Niên vụ 2020-2021, TTC Sugar sẽ tiếp tục đưa ra nhiều nỗ lực trong chính sách hỗ trợ, đầu tư nhằm cùng “đầu tàu” doanh nông tái thiết vùng nguyên liệu từng được xem là “thủ phủ mía đường”.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất