| Hotline: 0983.970.780

'Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới' cho Đông Nam Bộ

Thứ Bảy 26/11/2022 , 10:41 (GMT+7)

Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Thủ tướng cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh về vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng cùng các đại biểu tham quan triển lãm ảnh về vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Sáng 26/11, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và xúc tiến đầu tư vùng.

Với chủ đề "Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới", Hội nghị được tổ chức theo hình thức "3 trong 1": Triển lãm, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người và giới thiệu các nông sản của vùng; công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị; xúc tiến đầu tư cho vùng Đông Nam Bộ.

Thủ tướng xem không gian quy hoạch thành phố mới Bình Dương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng xem không gian quy hoạch thành phố mới Bình Dương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Công bố Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương thuộc vùng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chương trình hành động thể hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đổi mới về tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành phát triển của từng địa phương trong vùng.

Thủ tướng cùng các đại biểu tại gian hàng giới thiệu sản phẩm có thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng cùng các đại biểu tại gian hàng giới thiệu sản phẩm có thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế vùng. Đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. 

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, vượt trội, cạnh tranh quốc tế để xây dựng TP. HCM thành trung tâm tài chính quốc tế. Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển vùng, trong đó tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trọng điểm, có sức lan toả, nhất là phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường vành đai, cảng hàng không, cảng biển, đường sắt trong vùng và kết nối với các vùng khác.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng công bố Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng công bố Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Về mục tiêu, Chương trình hành động xác định 19 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội và môi trường, phấn đấu đến năm 2030 đạt một số chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 380 triệu đồng/năm. Tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo 33%). Tỉ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm 30 - 35%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40 - 45%.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 35 nhiệm vụ cụ thể và 29 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam Bộ để giúp vùng Đông Nam Bộ phát triển bứt phá, gồm: Các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không trong vùng và các dự án trung tâm thông tin, logistics của vùng; đồng thời đã phân công cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể.

Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) theo giá hiện hành gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010. Đông Nam Bộ là khu vực có kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước, là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI.

Điểm nhấn của vùng là TP. HCM - trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo không những của Đông Nam bộ mà còn trên bình diện cả nước.

Tuy nhiên, những năm qua Đông Nam Bộ gặp một số khó khăn, thách thức như tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước; Đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm; Tốc độ tăng năng suất lao động thấp; Kết cấu hạ tầng nội vùng, liên vùng, nhất là giao thông chưa đồng bộ, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan toả của vùng.

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.