| Hotline: 0983.970.780

Từ kỹ sư xây dựng thành ông chủ trại giống ốc bươu

Thứ Năm 21/07/2022 , 09:15 (GMT+7)

Biến cố tai nạn lao động đã đưa chàng kỹ sư xây dựng người huyện Can Lộc, Hà Tĩnh trở thành ông chủ trại nuôi ốc bươu đen.

Anh Phạm Viết Sỹ sinh ra, lớn lên tại mảnh đất thôn Văn Minh, xã Thường Nga, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

Ngày lựa chọn nghề nghiệp thi đại học, Sỹ cũng như bao chàng trai khác ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng, có công ăn việc làm ổn định ở thành phố. Thế nhưng năm 2020, anh bị tai nạn lao động buộc phải từ bỏ ước mơ, công việc ở thành phố trở về quê hương dưỡng sức.

Thất bại sau những lần đầu, nhưng anh Sỹ không nản chí, và đã thành công với nuôi ốc bươu đen. Ảnh: Thanh Nga.

Thất bại sau những lần đầu, nhưng anh Sỹ không nản chí, và đã thành công với nuôi ốc bươu đen. Ảnh: Thanh Nga.

Vốn là con nhà nông nên khi quyết định khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, Sỹ nhập cuộc rất nhanh. Anh quyết định đầu tư nuôi ốc bươu đen, bởi đây là đối tượng có tiềm năng nhưng tại Hà Tĩnh đang bị bỏ ngỏ.

“Thời điểm đó mô hình nuôi ốc bươu đen ở các tỉnh lân cận như Thanh Hoá, Nghệ An nổi lên rầm rộ. Thị trường tiêu thụ ốc bươu ở Hà Tĩnh rất tiềm năng mà mô hình này còn ít nên tôi quyết định nghỉ công việc xây dựng để khởi nghiệp nuôi ốc”, anh Sỹ chia sẻ.

Vốn kiến thức về con giống, kỹ năng chăm sóc chưa có nên anh Sỹ cắp sách ra các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và lên mạng internet tìm tòi, học hỏi các mô hình đã thành công. Khi có chút vốn “lận lưng”, anh mạnh dạn thuê lại mảnh đất bỏ hoang rộng 4.000m2 gần nhà; đầu tư 150 triệu đồng đào ao, xây dựng cơ sở vật chất, xuống giống hơn 15.000 con. Tuy nhiên, bước đầu lại không dễ dàng như anh nghĩ, toàn bộ số ốc giống thả đợt đầu chết sạch, thiệt hại hơn 50 triệu đồng.

Nuôi ốc bươu đen không khó, nhưng cũng đòi hỏi có kỹ thuật và kinh nghiệm. Ảnh: Thanh Nga.

Nuôi ốc bươu đen không khó, nhưng cũng đòi hỏi có kỹ thuật và kinh nghiệm. Ảnh: Thanh Nga.

Anh Sỹ nói rằng, anh không để tâm quá nhiều đến việc thất bại lần đầu vì như vậy sẽ rất nản chí. Anh xem đó là “học phí” để tích lũy kinh nghiệm cho quá trình gây dựng cơ nghiệp sau này.

“Lần đó ốc bị bệnh do việc xử lý nước chưa hiệu quả nên những lứa ốc sau tôi rất xem trọng việc thay nước thường xuyên. Kết quả sau 2 năm phát triển, dù đã mở rộng với 5 hồ nuôi ốc giống, 4 hồ ốc thương phẩm nhưng lượng hàng sản xuất ra không đủ để bán”, anh Sỹ tâm sự.

Theo anh Sỹ, lý do khiến anh chọn nuôi loài ốc này vì nó rất dễ nuôi mà cho hiệu quả kinh tế cao. Bình quân một cặp ốc bố mẹ có thể nở ra từ 80 - 120 con giống, bán giá từ 300 - 350 đồng/con, ước tính, mỗi năm anh xuất bán ra thị trường từ 200 - 300 vạn con giống. Riêng ốc thương phẩm nuôi từ 4 - 6 tháng sẽ xuất bán giá 90 - 100 ngàn đồng/kg, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Về kỹ thuật nuôi, mỗi ngày anh dành 3 - 5 tiếng ở trại để kiểm tra, thay nước cho ốc, khi phát hiện bất thường tổ chức xử lý ngay.

Mỗi ngày anh Sỹ dành 3 - 5 tiếng ở trại để kiểm tra, thay nước cho ốc, khi phát hiện bất thường tổ chức xử lý ngay. Ảnh: Thanh Nga.

Mỗi ngày anh Sỹ dành 3 - 5 tiếng ở trại để kiểm tra, thay nước cho ốc, khi phát hiện bất thường tổ chức xử lý ngay. Ảnh: Thanh Nga.

“Thức ăn của ốc chủ yếu là bèo, sắn, rau củ mềm. Vì thế những ngày rảnh rỗi tôi sẽ ra đồng vớt bèo về thả cho ốc ăn. Bên cạnh đó, những thức ăn như rau củ, mướp, bí… gia đình tự trồng được tôi cũng tận dụng cho chúng ăn nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí”, anh Sỹ nói. Hiện anh Sỹ đặt tham vọng mở rộng số lượng ao để phát triển mô hình để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.                                                       

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Thời cơ thuận lợi để phát triển cây ca cao

Sau nhiều thăng trầm, giảm mạnh diện tích, cây ca cao vẫn có chỗ đứng ở Bà Rịa – Vũng Tàu và đang mang lại niềm vui cho nông dân nhờ giá tăng cao.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.