| Hotline: 0983.970.780

Từ nguồn vốn Agribank, nông dân Đắk Lắk vươn lên làm giàu

Thứ Sáu 29/07/2022 , 09:39 (GMT+7)

Từ nguồn vốn vay của Agribank Đắk Lắk, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cây trồng, làm giàu trên chính quê hương của mình.

Làm giàu bằng nguồn vốn vay

Khởi nghiệp từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk ( Agribank Krông Bông), gia đình ông Đỗ Tấn Thành (thôn 8, xã Hòa Sơn) đã phát triển sản xuất nông nghiệp với mô hình đa cây, đa con. Năm 2010, gia đình ông Thành đã lựa chọn vùng đất Krông Bông để sinh sống, lập nghiệp, nhưng kinh tế khó khăn, nhất là thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.

Sau khi được vay vốn của Agribank Krông Bông, gia đình ông Thành bắt đầu phát triển diện tích trồng tiêu, cà phê lên 3,8 ha (chủ yếu là cây tiêu) và chăm sóc thêm 200 cây hoa mai phục vụ nhu cầu khách hàng vào các dịp Tết.

Theo ông Thành, gắn bó với Agribank Krông Bông nhiều năm nay, gia đình luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình của cán bộ ngân hàng, các thủ tục nhanh gọn, cơ chế trả lãi định kỳ linh hoạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của gia đình.

“Đầu năm 2022, gia đình tôi mới vay thêm vốn từ ngân hàng để trồng xen cây dổi trong vườn và mở rộng chuồng trại chăn nuôi bò, dê, gà. Gia đình chủ động sử dụng phân chuồng để bón cho cây trồng, giảm được chi phí sản xuất, giúp cây trồng tăng năng suất, phát triển bền vững. Hiện mô hình sản xuất này mang lại cho gia đình thu nhập khoảng 400 - 500 triệu đồng mỗi năm”, ông Thành chia sẻ.

Cán bộ tín dụng Agribank huyện Lắk hỗ trợ khách hàng vay tiền phát triển mô hình xay xát lúa gạo và cung ứng cho các tỉnh. Ảnh: P.L.

Cán bộ tín dụng Agribank huyện Lắk hỗ trợ khách hàng vay tiền phát triển mô hình xay xát lúa gạo và cung ứng cho các tỉnh. Ảnh: P.L.

Tương tự, 15 năm qua, Agribank Chi nhánh Lắk luôn là người bạn đồng hành, tin cậy của gia đình ông Nguyễn Văn Thuấn (buôn Bàng, xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk). Theo đó, gia đình ông Thuấn dựa vào tiềm năng phát triển lúa gạo của địa phương, đã vay vốn để mở cơ sở xay xát Thuấn Tâm đáp ứng nhu cầu của nông dân và cung ứng gạo thành phẩm cho tỉnh, thành trong cả nước. 

Ban đầu với quy mô nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, máy móc thô sơ, nên thu nhập hằng năm không cao. Gia đình ông Nguyễn Văn Thuấn đã tìm đến ngân hàng Agribank Lắk để vay vốn thế chấp, mở rộng quy mô sản xuất quyết tâm vươn lên làm giàu từ mô hình sản xuất này. Vừa qua, gia đình ông đã vay thêm 4 tỷ đồng, đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng từ 200 m2 lên 1.000 m2 và trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, đồng thời tạo việc làm cho 10 - 30 lao động địa phương. 

Với sự trợ lực của Agribank Lắk đã giúp gia đình ông Thuấn đã mạnh dạn đầu tư, góp phần vào việc khẳng định uy tín, chất lượng của sản phẩm gạo địa phương. “Hiện mô hình kinh tế của gia đình ngày càng phát triển, với lượng khách hàng, hàng hóa tiêu thụ ổn định, đã mang lại thu nhập cho gia đình hơn 1 tỷ mỗi năm. Gia đình đang tiếp tục nhờ hỗ trợ vốn từ ngân hàng để đầu tư hoàn thiện cho cơ sở sản xuất trong vụ lúa tới”, ông Thuấn nói thêm.

Agribank luôn sát cánh cùng nông dân

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp mạnh mẽ, phù hợp, năm 2021 dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động kinh doanh của Agribank Đắk Lắk vẫn được duy trì ổn định và tăng trưởng.

Trong đó, nguồn vốn huy động vượt mốc 8.500 tỷ đồng (đạt 8.576 tỷ đồng), tăng trưởng 14,9% so năm 2020, bằng 107,3% kế hoạch năm. Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 14.250 tỷ đồng, tăng 1.600 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 12,6%, bằng 100% kế hoạch năm, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tổng dư nợ; nợ xấu được kiểm soát và đẩy lùi về mức dưới 1,5% trên tổng dư nợ (1,36%). Thu dịch vụ chạm ngưỡng 70 tỷ đồng (đạt 69,6 tỷ đồng), tăng 6 tỷ đồng so năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng 9,4%.

Với những kết quả đạt được nêu trên, năm 2021 Agribank Đắk Lắk đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”: vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Cán bộ tín dụng Agribank huyện Krông Bông thăm mô hình sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn. Ảnh: P.L.

Cán bộ tín dụng Agribank huyện Krông Bông thăm mô hình sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn. Ảnh: P.L.

Agribank Đắk Lắk xác định năm 2022 và những năm tiếp theo đơn vị này tiếp tục đẩy mạnh, tập trung nguồn lực vào lĩnh vực truyền thống, sở trường đó là “tam nông” và các lĩnh vực ưu tiên của Đảng, Chính phủ, khẳng định vai trò tiên phong của một Ngân hành Thương mại nhà nước trong cung ứng nguồn vốn và dịch vụ tài chính cho nền kinh tế nói chung. Trong đó, đơn vị này đặc biệt chú trọng thị thường nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tiếp tục đẩy mạnh cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và triển khai mạnh mẽ có hiệu quả Nghị định 116/2018/NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

“Bám sát các chương trình trình kinh tế của UBND tỉnh Đắk Lắk cũng như các địa phương cơ sở. Đẩy mạnh cho vay qua tổ nhóm theo thỏa thuận với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ; chung sức cùng các ngành các cấp trong hệ thống chính trị thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới’ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai nội dung, giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hoạt động của ngân hàng lưu động như để phục vụ nông dân khu vực khó khăn”, ông Vương Hồng Lĩnh Giám đốc Agribank Đắk Lắk nói.

Theo ông Lĩnh, trước mắt, từ nay đến cuối năm 2022, Agribank Đắk Lắk đặt mục tiêu là nguồn vốn huy động trên 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2021. Dư nợ cho vay nền kinh tế phấn đấu đến cuối năm đạt trên 15.500 tỷ đồng, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021.Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (tương ứng với 11.000 tỷ đồng).

“Với tinh thần tiếp tục phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng cho phát triển ‘tam nông’, thông qua kênh cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Điều này sẽ góp phần vào hoàn thành mục tiêu đổi mới phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII”, ông Lĩnh thông tin.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.