| Hotline: 0983.970.780

Tú "thỏ" và câu chuyện về trang trại 2.000 thỏ giống New Zealand

Thứ Sáu 31/07/2020 , 10:08 (GMT+7)

Dịch bệnh trên lợn khiến nhiều hộ trong đó có Tú lao đao. Quay ngoắt sang nuôi thỏ NewZealand, lập HTX quy tụ ai cùng chí hướng, Tú "thỏ" đã tạo cú hích ngoạn mục...

Trẻ, liều và có chí làm ăn!

Cao Hoàng Tú (sinh năm 1988) vốn sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng, bố là thương binh, mẹ là con liệt sĩ, anh cả công tác trong ngành công an, anh thứ 2 làm trong ngành dược. Tú được gia đình cho theo học ngành kỹ sư nông nghiệp, khi ra trường từng giữ chức giám đốc kinh doanh của công ty chăn nuôi bò sữa với mức lương 20 triệu đồng/tháng.

Thế nhưng, chàng thanh niên này lại bén duyên với nông nghiệp, dám từ bỏ công việc mà nhiều người mơ ước về xã Trung An, huyện Củ Chi để vừa làm giàu cho bản thân vừa tính toán lợi ích cho bà con xã viên trong HTX do chính Tú lập ra.

Tú 'thỏ' đã tạo cú hích ngoạn mục trong phát triển kinh tế khi dám nghĩ dám làm, gắn với giống thỏ NewZealand. Ảnh: Trần Trung.

Tú "thỏ" đã tạo cú hích ngoạn mục trong phát triển kinh tế khi dám nghĩ dám làm, gắn với giống thỏ NewZealand. Ảnh: Trần Trung.

Kể lại quá trình phát triển kinh tế, Tú cởi mở chia sẻ: Ban đầu, thấy mô hình lợn – trăn đem lại hiệu quả cao ở một số địa phương, với kinh nghiệm và số vốn tích lũy khi còn làm ở Công ty cùng kiến thức đào tạo bài bản chuyên ngành thú y, Tú quyết định thử thách bằng việc đầu tư xây dựng trang trại với quy mô 200 con lợn và 20 con trăn sinh sản.

Theo Tú, đây là mô hình mà Tú kỳ vọng sẽ là hướng đi phát triển kinh tế bền vững cho gia đình bởi trong những năm 2014 giá lợn liên tục lập đỉnh. Ngoài ra, thời điểm đó mỗi kg trăn lên đến gần 1 triệu đồng. Tú tính tận dụng những lợn con bị chết làm thức ăn cho trăn, chỉ cần đầu tư giống và chuồng trại, sau 1 năm mỗi con trăn đạt trọng lượng từ 20 kg trở lên đem lại nguồn thu nhập khá. “Với mô hình này, sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình tôi không dưới 300 triệu đồng”, Tú nói.

Thế nhưng từ năm 2016, dưới tác động của dịch heo tai xanh, giá heo liên tục tuột dốc, sau đó là dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin điều trị khiến vấn đề nuôi lợn của Tú và nhiều người dân địa phương trở nên khó khăn. Trong một lần tình cờ, bắt gặp mô hình nuôi thỏ ở Nghệ An, qua tìm hiểu thấy thỏ là vật dễ nuôi, ít công chăm sóc, thị trường thịt thỏ tại TP.HCM lại giàu tiềm năng. Tú quyết định tận dụng chuồng lợn sẵn có chuyển hướng sang chăn nuôi thỏ sạch.

Tận dụng chuồng lợn Tú chuyển sang nuôi thỏ. Ảnh: Trần Trung.

Tận dụng chuồng lợn Tú chuyển sang nuôi thỏ. Ảnh: Trần Trung.

Tú chia sẻ, để thành công với mô hình này, thời gian đầu Tú trải qua không ít lần khó khăn bởi thiếu kinh nghiệm về chọn giống và kỹ thuật chăm sóc, từ đó thỏ chậm lớn, tỷ lệ hao hụt nhiều, có những lúc tưởng chừng đã chùn bước. Nhưng bằng niềm đam mê nông nghiệp, sức trẻ, Tú không nản lòng, với quyết tâm thất bại chỗ nào đứng lên chỗ đó, sau 4 năm lăn lộn với nghề nuôi thỏ, từ 50 thỏ giống ban đầu, hiện Tú đã sở hữu trang trại thỏ gần 2.000, trong đó thỏ sinh sản hơn 400 con, mỗi tháng đem lại thu nhập hơn 50 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Tú cởi mở, trong chăn nuôi thỏ, khâu chọn giống là quan trọng nhất. Trong các loại giống thỏ hiện nay, thỏ New Zealand là loại giống tốt nhất bởi chúng thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương nhanh, vòng đời ngắn, dễ chăm sóc. Khoảng 1,5 tháng, thỏ mẹ đẻ 1 lứa, trung bình mỗi năm thỏ sinh sản 8 lứa, mỗi lứa 6-7 thỏ con. Một thỏ nái sinh sản khoảng 50 thỏ con mỗi năm và vòng đời khai thác kéo dài 2 - 2,5 năm. Thỏ con sau sinh, nuôi hơn 3 tháng thành thỏ thịt với trọng lượng bình quân 2,3 kg/con và có thể xuất bán được nên khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh.

Nhiệt kế được Tú lắp đặt để điều chỉnh nhiệt độ chuồng phù hợp, thông qua hệ thống quạt tại trang trại. Ảnh: Trần Trung.

Nhiệt kế được Tú lắp đặt để điều chỉnh nhiệt độ chuồng phù hợp, thông qua hệ thống quạt tại trang trại. Ảnh: Trần Trung.

Nói về kỹ thuật nuôi thỏ, Tú lưu ý thêm, để thỏ phát triển tốt, người chăn nuôi phải cho thỏ ăn cám và thức ăn xanh (gồm các loại rau, củ quả) theo tỷ 7/3. Giống thỏ này khá mẫn cảm với thuốc BVTV, chính vì vậy, quá trình canh tác các loại rau, củ quả, để tạo nguồn thức ăn xanh cho thỏ, người nuôi tuyệt đối không sử dụng thuốc BVTV. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với thỏ là từ 30 – 32 độ C, do đó, để đảm bảo biên độ nhiệt nằm trong mức cho phép, chuồng trại phải được làm cao ráo, mùa hè thì thoáng mát còn mùa đông thì phải ấm áp. Ngoài ra, người nuôi cần lắp đạt thêm nhiệt kế và thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ chuồng thích hợp...

“Đổi lại, với ưu điểm có hàm lượng thịt nhiều, chất lượng thịt  dai, ngon, nếu áp dụng đúng quy trình thỏ làm ra sẽ rất sạch nên thị trường ưa chuộng. Hiện rất nhiều đối tác đến từ các siêu thị thực phẩm sạch cho đến các chuỗi nhà hàng, quán ăn… tìm đến để thu mua sản phẩm. Mặc dù mỗi năm trang trại sản xuất ra hàng chục tấn thịt thỏ nhưng vẫn không đủ đáp ứng đủ nhu cầu” Tú tiết lộ.

Quy tụ mọi người cùng làm giàu từ thỏ

Năm 2019, HTX thỏ sạch Củ Chi ra đời với gần 30 xã viên (tiền thân là tổ hợp tác nuôi thỏ do Tú thành lập). Từ đó, HTX trở thành một trong những chỗ dựa để bà con trên địa bàn xã thuần nông Trung An tận dụng chuồng trại để chuyển đổi mô hình trong bối cảnh chăn nuôi lợn gặp nhiều biến động.

Tú tiếp đoàn công tác của hội nông dân xã Trung Lập Thượng huyện Củ Chi đến học tập mô hình. Ảnh: Trần Trung.

Tú tiếp đoàn công tác của hội nông dân xã Trung Lập Thượng huyện Củ Chi đến học tập mô hình. Ảnh: Trần Trung.

“Hiện quy mô chăn nuôi của gia đình tôi không đủ cung cấp cho khách hàng. Do đó, tôi đã thành lập HTX nhằm chia sẻ thỏ giống với giá ưu đãi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và hỗ trợ đầu ra cho bà con. Tôi nghĩ, việc làm này không những giúp bà con ở đây tăng thu nhập mà còn là điều kiện tốt mở rộng và liên kết vùng chăn nuôi, góp phần tạo thương hiệu và sức cạnh tranh với các khu vực nuôi thỏ khác”, Tú nói.

Hiện giá thỏ giống khoảng 300.000 đồng/con. Nếu đầu tư mới hoàn toàn, chỉ cần khoảng 50 triệu đồng, người nuôi đã sở hữu 100 con giống cùng cơ sở chuồng trại (nếu tận dụng chuồng lợn sẵn có chi phí sẽ thấp hơn). Sau 1 năm nuôi đúng theo quy trình kỹ thuật HTX đưa ra, mỗi xã viên sẽ thu nhập ổn định không dưới 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Thỏ New Zealand to con, hàm lượng thịt nhiều, chất lượng thịt  dai, ngon được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Trần Trung.

Thỏ New Zealand to con, hàm lượng thịt nhiều, chất lượng thịt  dai, ngon được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Trần Trung.

Anh Hồ Vinh Tiến, một trong những thành viên đầu tiên của HTX cho biết, anh đã từng theo nghề chăn nuôi lợn lâu năm nhưng gặp không ít rủi ro. Sau khi dịch lợn tai xanh đi qua, dịch tả lợn châu Phi lại đến, kinh tế gia đình gần như kiệt quệ. Thế nhưng, được Tú vận động vào HTX, sau đó được HTX cung cấp thỏ giống, hướng dẫn xây dựng chuồng trại và nuôi thỏ theo quy trình kỹ thuật HTX đề ra. Đặc biệt, đầu ra HTX hỗ trợ hoàn toàn, từ đó xã viên chỉ việc tập trung vào sản xuất. Hiện nay, anh Tiến đã có cho mình 100 thỏ sinh sản, mỗi đợt (3 tháng) anh xuất ra thị trường gần 2 tấn thịt thỏ thương phẩm.

Tú tận dụng đất trống trong vườn để trồng chuối, rau, củ quả đảm bảo thức ăn sạch cung cấp cho thỏ. Ảnh: Trần Trung.

Tú tận dụng đất trống trong vườn để trồng chuối, rau, củ quả đảm bảo thức ăn sạch cung cấp cho thỏ. Ảnh: Trần Trung.

Chia sẻ về dự định phát triển HTX, Tú cho biết để mở rộng sản xuất, HTX đang hướng đến các đối tượng thuộc hộ nghèo, thanh niên khởi nghiệp để vận động họ tham gia vào HTX, cùng HTX  tham gia chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo.  HTX mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành liên quan để có điều kiện tiếp cận nguồn vốn và quỹ đất để mở rộng quy mô sản xuất, bảo đảm chuỗi liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã viên và cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.

Ông Võ Văn Thuận, Chủ tịch Hội nông dân huyện Củ Chi đánh giá, HTX thỏ sạch Củ Chi là một trong những HTX hoạt động hiệu quả tại địa phương trong đó nồng cốt là anh Cao Hoàng Tú. Với vai trò Giám đốc HTX, ngoài điều hành, quản lý, anh Tú còn nhiệt tình hướng dẫn cho các hội viên mới về kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi, hỗ trợ giống thỏ… Từ đó giúp các hội viên trong HTX có nguồn thu nhập ổn định và trong số đó có nhiều hộ vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.