| Hotline: 0983.970.780

Tử Trầm, chốn lâm tuyền nơi Thủ đô

Thứ Ba 12/11/2013 , 09:56 (GMT+7)

Truyền thuyết thuở xa xưa, có ngôi sao Tử vi từ trên trời bỗng nhiên rơi xuống giữa vùng đất bằng phẳng, hóa thành năm ngọn núi đá, người đời đặt tên Ngũ Nhạc Sơn, ngày nay là danh thắng Tử Trầm, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Truyền thuyết thuở xa xưa, có ngôi sao Tử vi từ trên trời bỗng nhiên rơi xuống giữa vùng đất bằng phẳng, hóa thành năm ngọn núi đá, người đời đặt tên Ngũ Nhạc Sơn, ngày nay là danh thắng Tử Trầm, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Năm ngọn thạch sơn: núi Vô Vi, núi Bút, núi Trầm, núi Trạo, núi Bụt nằm hữu tình bên dòng sông Hát, giữa cánh đồng lúa mênh mang xanh, xóm làng trù phú. Núi Tử Trầm, còn gọi là núi Con Rồng. Nhìn từ xa đến gần, từ các hướng khác nhau vào các thời điểm trong ngày, "con rồng" đều có những hình thù và ánh sắc kỳ lạ.

Trong núi Trầm có động lớn, còn thấp thoáng dấu tích của người nguyên thủy và người Việt cổ thuở từ hang động bước ra dựng cõi. Bức đại tự trên cửa khắc nổi lên đá ba chữ: “Long Tiên động". Án ngữ cửa hang là con rùa đá to lớn, trên mai khắc một bài thơ cổ.

Trong lòng hang Trầm lưu trữ cả một kho cổ vật, bốn mươi tám pho tượng đá thời Lê được chạm khắc tinh xảo công phu từ chính những tảng đá thiên nhiên sẵn có trong hang động, mỗi pho tượng mang một vẻ đẹp tâm linh của các Đức Phật, La Hán, Thập điện Diêm vương và các võ sĩ thời cổ.


Rất nhiều khách du lịch mến mộ vẻ đẹp của thắng cảnh Tử Trầm

Cây hương đá trước bàn thờ Phật được tạc trổ tinh vi vào năm 1696. Trên vòm hang là muôn hình thù kỳ lạ của nhũ thạch triệu năm, được tưới tắm bởi ánh sáng từ trên đỉnh núi dội xuống, khiến cho cảnh vật huyền ảo như chốn bồng lai. Cổ vật quý báu trong hang còn là 15 bài thơ Nôm của các danh sĩ từ cổ chí kim khắc vào vách đá ngợi ca thán phục.

Chính tại động Long Tiên này đã phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. Mùa Đông năm 1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội. Đài Tiếng nói Việt Nam sơ tán về chùa Trầm, đặt trụ sở phát sóng tại đây. Chủ tịch Hồ Chí Minh về làng Vạn Phúc, Bác đã viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", để rồi Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh bản “hịch" hào hùng từ đỉnh núi Trầm đến với đồng bào cả nước vào ngày 19/12/1946.

Cũng tại nơi này, Tết Nguyên đán năm Đinh Hợi 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai bút bằng đôi câu đối:

“Kháng chiến tất thắng

Kiến quốc tất thành"

Năm 1966, Người trở lại thăm núi Trầm, tặng thắng tích Tử Trầm đôi câu đối:

“Cao sơn hữu ý thiên niên bút

Lưu thủy vô thanh vạn cổ cầm”

Phía trước cửa động Long Tiên là khoảng không gian rộng rãi khoáng đạt, nhiều cây cổ thụ um tùm che bóng mát quanh năm. Theo đường nhỏ đi giữa cỏ cây và nước trong bến Long Châu ở thôn Long Châu, người đi sẽ lại hòa vào một đời sống êm lặng, có hơi thở xa xưa.

Rải rác trong làng, chỗ này là ban thờ đá còn nguyên cặp voi đá, khuất đằng kia, sau chùa Long Tiên là giếng đá cổ nước trong vắt. Gần đấy, đình cổ trên nền đất cao có nhiều mảng đắp hình voi, ngựa, rồng và nghê gắn sứ trên mái hết sức uyển chuyển, sinh động. Một giếng cổ nhỏ nữa chạm hoa văn trên miệng ở cuối đoạn đường này, ngay phía trước một chiếc cổng đá rất đẹp.

Tổ hợp danh thắng Tử Trầm, bên cạnh núi non, hang động, không thể bỏ sót quần thể cổ tự. Thời Tiền Lê, một tướng lĩnh nhà Đinh đã về trí sĩ và dựng chùa dưới chân núi Trạo. Đến thời Trần, chùa Trai Linh được dựng ngang lưng núi Vô Vi, cách núi Trầm 200 m.

Năm 1514 (Hồng Thuận thời Lê), nhân dân xây dựng chùa Vô Vi trên đỉnh núi, bên ngách đá có gác nghênh phong, từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn bốn phương. Trên đường từ núi Trầm sang chùa Vô Vi, ta ghé Quan Âm viện nằm kề ven đường, áp sát chân núi, đây là am do chúa Trịnh cho xây dựng thời vua Lê Hy Tông (1676-1705) để cho các bà phi học kinh Phật trước khi vào lễ chùa.

Dưới chân núi Trầm, về phía bên trái cửa động có chùa Long Tiên, mới được xây dựng lại cách đây vài năm, mở rộng quy mô kiến trúc. Cheo leo lưng chừng núi Trầm là đền thờ Mẫu Thượng, đây xưa kia được chúa Trịnh cho xây dựng để làm nơi nghỉ ngơi, và phi tần ở.

Trên đường lên núi còn nhiều tháp cổ, án thờ trơ gan cùng tuế nguyệt. Am Phổ Minh ngự trên đỉnh núi viết lên ráng mây trời. Suối Mộng mơ róc rách chảy xuống hồ bán nguyệt, nơi phi tần của vua Lê - chúa Trịnh xuống tắm.

Còn nữa, hang Sư, hang Bảy Cửa, hang Nước trời cho, thung lũng Tình Yêu, đỉnh Thập Tự, miếu Long Châu, hang Xuyên Núi, suối Trường Sinh, núi Bút, núi Cung, hòn Âm, hòn Dương... cùng điểm xuyết quyến rũ du khách quanh năm, thật là danh bất hư truyền.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm