| Hotline: 0983.970.780

Tục ăn Tết lại ở Sóc Sơn

Thứ Hai 24/02/2014 , 10:41 (GMT+7)

Hằng năm, cứ vào ngày mồng 4 đến ngày 22 tháng Giêng âm lịch, bà con các xã thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lại tưng bừng tổ chức ăn Tết lại với nhiều phong tục đặc sắc.

Hằng năm, cứ vào ngày mồng 4 đến ngày 22 tháng Giêng âm lịch, bà con các xã thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lại tưng bừng tổ chức ăn Tết lại với nhiều phong tục đặc sắc.

Trong cái se lạnh của ngày đầu tháng Giêng, khắp các ngõ thuộc thôn Xuân Kỳ (xã Đông Xuân) rộn ràng tiếng cười nói, tiếng giã bột, tiếng người đi trẩy hội bên Bờ Bến. Mặc dù, hoa đào, mai, quất đã phai sắc nhưng không khí Tết lại vẫn ấm cúng.

Ở các khu chợ như: Đông Xuân, Phù Lỗ, chợ Núi… tấp nập người buôn, kẻ bán. Ngoài các thực phẩm rau, thịt, trứng, cá…, chợ còn đông đúc hơn bởi các hàng hoa, lá dong, lạt tre và các đặc sản riêng có của Tết lại như: bánh tẻ, bánh gio (tro), bánh gai.



Những trò chơi dân gian trong ngày Tết lại

Về thôn Đồng Giành (xã Đông Xuân) ngày mùng 4, thôn Kim Trung (xã Kim Lũ) ngày mùng 5, thôn Đức Hòa ngày mùng 10 hay thôn Xuân Kỳ ngày 22 âm lịch, chúng tôi thấy không khí của ngày Tết lại thậm chí còn rộn ràng, nhộn nhịp hơn cả những ngày Tết Nguyên đán.

Tết lại chỉ diễn ra trong vòng một ngày nhưng người dân vẫn gói bánh chưng, làm giò bó, chuẩn bị nhiều món ăn để mời mọc bạn bè, anh em. “Gia đình chúng tôi năm nào cũng làm hơn chục mâm cỗ để mời bà con làng xóm, anh em. Cả năm được ngày Tết lại là dịp để mọi người gặp gỡ và bàn chuyện làm ăn trong năm mới”, anh Lê Đình Ngọc, thôn Xuân Kỳ cho hay.

Hỏi về nguồn gốc của tục Tết lại, hầu như rất ít người biết. Người dân từ khi sinh ra đã biết có tục ăn Tết lại, và dần coi đó là cái lệ của làng nên cũng chẳng mấy ai thắc mắc. Nhưng theo lời kể của cụ Đỗ Thị Đức (82 tuổi, thôn Xuân Kỳ, xã Đông Xuân), tục ăn Tết lại bắt nguồn từ sự kiện vua Quang Trung giải phóng kinh thành Thăng Long.


Vui xuân qua các điệu hát quan họ

Việc phải hành quân đánh giặc đúng dịp Tết khiến người dân phải đi sơ tán và các binh sĩ không được hưởng một cái Tết trọn vẹn. Vì vậy, ngay sau khi giải phóng thành Thăng Long và người dân ổn định lại cuộc sống, vua Quang Trung đã cho binh sĩ và nhân dân ăn Tết lại để có một cái Tết trọn vẹn.

Còn khi hỏi về lý do tại sao mỗi làng có một ngày Tết lại khác nhau mà không phải tất cả cùng ăn Tết lại một ngày thì cụ Đức cũng lắc đầu, vì cụ cũng chỉ nghe các cụ đời trước kể lại vậy thôi.

Sau khi ăn uống, chúc tụng nhau xong, mọi người đều kéo ra đình làng để tham gia vào các trò chơi dân gian như: chọi gà, đu quay, đập niêu, úp chậu… Đặc biệt, bên bờ sông thuộc Bờ Bến (thôn Xuân Kỳ), người dân ngồi chật hai bên bờ để nghe hát quan họ.

Năm nào cũng vậy, các gánh quan họ từ Bắc Ninh cũng sang giao lưu cùng bà con Đông Xuân đón Tết lại. Các liền anh, liền chị say sưa trong các điệu: mời nước mời trầu, hoa thơm bướm lượn, lúng liếng lóng lánh… cầu vui và may mắn trong năm mới.

Ông Lê Văn Trúc, Trưởng thôn Xuân Kỳ, cho biết: “Tục ăn Tết lại trước kia diễn ra ở các làng quê vùng ngoại thành Hà Nội nhưng đến nay chỉ còn 1 số địa phương ở Sóc Sơn còn gìn giữ tục lệ này. Những hoạt động văn hóa trong ngày lễ Tết lại không chỉ để mua vui cho bà con mà còn là dịp để bảo lưu những nét truyền thống, ôn lại những chiến tích của cha ông cho lớp trẻ biết và gìn giữ”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Tiền đạo Đình Bắc báo tin không vui

Tiền đạo Nguyễn Đình Bắc có nguy cơ phải nghỉ hết vòng bảng giải U23 châu Á 2024 vì chấn thương cổ chân.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm