| Hotline: 0983.970.780

Tưng bừng Tết trồng cây xuân Tân Mão

Thứ Sáu 11/02/2011 , 09:26 (GMT+7)

Sáng qua, tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (TX Sơn Tây, Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo các Bộ, ngành đã phát động Tết trồng cây Xuân Tân Mão 2011. 

Trong không khí tưng bừng của ngày hội đầu năm, từ sáng sớm, nhân dân địa phương cùng các lực lượng vũ trang, Đoàn Thanh niên, học sinh... tại khu vực Hà Nội đã nô nức đổ về khu vực Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại TX Sơn Tây (Hà Nội) để hưởng ứng Tết trồng cây. Phát biểu tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Năm 2011 là năm quốc tế về rừng. Vì vậy, Tết trồng cây năm 2011 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát động một phong trào bảo vệ, phát triển rừng mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn quốc.

 Cũng theo Bộ trưởng, trong những năm gần đây, tình hình khôi phục, mở rộng diện tích rừng của Việt Nam đã đạt được những bước tiến rất đáng ghi nhận. Nước ta hiện là một trong số rất ít quốc gia ở Châu Á có diện tích rừng không bị giảm mà còn tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2010, XK lâm sản của Việt Nam đã đạt thành tựu rất lớn với trị giá trên 3,55 tỉ đô-la... Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ phát triển rừng của nước ta hiện vẫn còn rất nhiều nhức nhối. Nạn phá rừng, cháy rừng vẫn nghiêm trọng, tiến độ trồng rừng còn chậm, chất lượng rừng nhiều khu vực bị giảm sút... Hưởng ứng năm quốc tế về rừng, Việt Nam đang đặt mục tiêu phấn đấu đưa độ che phủ rừng đạt từ 43 đến 45% vào năm 2015.

Phát động Tết trồng cây Xuân Tân Mão, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên của biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc bảo vệ, phát triển rừng trong giai đoạn tới là hết sức cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Thời gian qua, nỗ lực bảo vệ phát triển rừng của nước ta là hết sức đáng khen ngợi. Tuy nhiên những yếu kém tồn tại làm ảnh hưởng đến rừng thì còn rất nhiều. 

 Chủ tịch nước nhấn mạnh ba nhiệm vụ chính mà các Bộ, ngành, địa phương cần phải làm ráo riết trong thời gian tới đó là: Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mỗi người dân, mỗi cán bộ thấy được tác hại trước mắt lẫn nguy cơ lâu dài của việc mất rừng. Làm sao cho từng người, từng, khu phố thôn bản, từng gia đình thấy được nguy cơ trước mắt của việc mất rừng là ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán... Nguy cơ lâu dài hơn là hủy hoại trái đất. Thứ hai là phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử phạt nghiêm minh theo pháp luật đối với hành vi phá hoại rừng. Việc giám sát không chỉ có cơ quan chức năng, mà còn là của người dân, các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó, đẩy mạnh trồng rừng. “Việt Nam là nước nhiều sông suối, nhiều mưa nhưng nước đang cạn kiệt. Trồng và giữ rừng chính là giữ nước. Nơi nào trồng được rừng thì phải trồng ngay, mà trồng cây nào thì phải phấn đấu sống cây đó” – Chỉ tịch nước căn dặn.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm