| Hotline: 0983.970.780

Tung chiêu tuyển lao động xuất khẩu

Thứ Tư 07/03/2012 , 09:56 (GMT+7)

Trong khi nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp đã áp dụng những chiêu, trò mới để kiếm đủ nguồn lao động đi XK.

Nhiều quốc gia đang rất cần lao động giỏi nghề may mặc

Trong khi nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp đã áp dụng những chiêu, trò mới để kiếm đủ nguồn lao động đi XK. 

Nhờ cả trưởng họ

Đón đầu chính sách tập trung khai thác sâu thị trường XKLĐ tại Malaysia của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), ngay từ đầu năm, nhiều DN đã huy động các cộng tác viên là người già có uy tín để đi săn người có nhu cầu làm việc ở nước ngoài.

Ông Lê Xuân Luyện, TGĐ Cty CP Xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO) cho biết, hiện Cty có khoảng 50 điểm tư vấn, chủ yếu từ Nghệ An, Hà Tĩnh đến TP HCM. Các cộng tác viên tư vấn của Cty chủ yếu là cán bộ hưu trí, người cao tuổi trong dòng họ hoặc trưởng tộc có tiếng nói tin tưởng, thuyết phục.

Khi biết đến thương hiệu và uy tín của Cty, họ sẽ mời con cháu đi XKLĐ để thoát nghèo. Ngoài ra, Cty cũng mở thêm mỗi vùng một văn phòng đại diện để tư vấn, hướng dẫn người lao động các thủ tục cần thiết khi xuất ngoại. Đây được coi là những chân rết quan trọng giúp DN tuyển đủ lao động khi kinh tế ngày càng khó khăn.

Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, TGĐ Vinaconex Mec, dù đã có đơn hàng ở những thị trường XKLĐ truyền thống, song Cty vẫn mở thêm văn phòng đại diện tại thị trường đối tác để vận hành công việc tốt hơn. Bởi DN chủ động khai thác thị trường, chủ động đơn hàng, trực tiếp thẩm định được năng lực đối tác để phục vụ chiến lược lâu dài.

Người lao động cũng được hưởng lợi vì nhận được sự đỡ đầu trực tiếp của DN khi có sự cố. Mặt khác, DN đầu tư mở văn phòng để cho bên đối tác thấy được chiến lược hợp tác lâu dài, không làm ăn nhỏ lẻ như trước đây. Điều này sẽ tạo niềm tin của đối tác nước ngoài cũng như người lao động trong nước khi tiếp cận để làm ăn.

 Đại diện Cty CPTM Châu Hưng (Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên) khẳng định, trong khi các thị trường khác gặp trở ngại thì DN vẫn “ung dung” khai thác sâu một số thị trường truyền thống, trong đó có Malaysia. Năm nay, chiến lược của Cty Châu Hưng là chú trọng khai thác nguồn lao động từ các huyện nghèo ở khu vực Tây bắc chưa có nhiều người đi XKLĐ. Ngoài các chính sách hỗ trợ cho lao động tiền xuất cảnh, Cty còn cho xe trực tiếp đến địa phương để đón lao động khi họ tham gia chương trình XKLĐ của Cty. Do có văn phòng đại diện tại Malaysia nên hàng năm Cty Châu Hưng đưa khoảng 1.000 lao động sang làm việc tại nước này.    

Cạnh tranh “săn đầu người”  

Đội ngũ các cộng tác viên được coi là hệ thống chân rết giúp DN tuyển lao động cũng đang rốt ráo chuẩn bị cho các đơn hàng đi một số thị trường đang có nhu cầu. Anh Mai Chí Văn và anh Nguyễn Thành Văn (Thạch Thất, Hà Nội) có thâm niên là cộng tác viên môi giới, chuyên đưa người sang Malaysia và Đài Loan hồ hởi cho biết: “Tại Malaysia, Đài Loan người lao động hiện  không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, công việc ổn định, đặc biệt là lương lại cao hơn nhiều so với trước”.

Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nếu đầu tư để có một chỗ làm việc mới với người có tay nghề cao cho ngành công nghiệp nặng trong nước phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng, với người có tay nghề trung bình từ 30- 50 triệu. Trong khi đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài không phải đầu tư lớn, lại đưa về cho đất nước nhiều ngoại tệ.

Còn với anh Nam, một cộng tác viên môi giới lao động ở Bắc Giang cho hay, nếu trước đây thị trường XKLĐ ổn định, các cộng tác viên việc ai nấy làm thì nay phải cạnh tranh nhau để “săn đầu người”. Ngoài những mối quan hệ là người thân trong gia đình, anh cũng nhờ cả bạn bè, họ hàng vào cuộc để tìm lao động có nhu cầu.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước  cho rằng thị trường XKLĐ ngày càng khốc liệt đòi hỏi DN phải nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của mình. Dự kiến trong tháng 6/2012, việc đàm phán nhận thầu xây dựng tại Libya hoàn tất, các lao động nước ngoài, trong đó có lao động VN sẽ được trở lại Libya làm việc. Đây được xem tín hiệu đáng mừng trong năm 2012, bởi thị trường Libya đòi hỏi trình độ tay nghề phù hợp với lao động VN và có mức lương khá ổn định.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm