| Hotline: 0983.970.780

Tưới tiết kiệm cho thanh long

Thứ Hai 11/03/2019 , 08:46 (GMT+7)

So với cách trồng tưới nước theo tập quán cũ thì áp dụng hệ thống tiết kiệm có lợi nhiều, nhất là khâu mướn công tưới, bón phân...

tlong-tienging114508858
Anh Thông bên vườn thanh long của mình

Qua kết quả thực hiện điểm trình diễn “Ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trên vườn cây thanh long” của Trạm Khuyến nông huyện Tân Phước (Tiền Giang), anh Dương Văn Thông ở xã Hưng Thạnh đã mạnh dạn đầu tư theo mô hình giúp giảm lượng nước, tiết kiệm năng lượng tưới, giảm công tưới, tăng thu nhập 5-10% so với phương pháp tưới truyền thống. Cây cho năng suất ổn định và tăng chất lượng quả góp phần sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.

Anh Dương Văn Thông trồng 1,1 ha thanh long từ năm 2014 với 1.250 gốc thanh long ruột đỏ H14. Đầu tháng 4/2018, anh Thông đầu tư 45 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm gồm ống pvc, mô-tơ, dây, pec phun gốc...

Theo anh Thông, từ tháng 5 đến tháng 10/2018, chi phí cho 1,1 ha trồng thanh long là 250 triệu đồng (gồm phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, xông đèn, vuốt tai...). Cũng thời gian đó, anh thu hoạch 24,8 tấn. Tuy nhiên, trong năm 2018 giá thanh long lên xuống thất thường, quân bình 1.5000 - 20.000 đồng/kg, anh thu 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 150 triệu.

Cũng theo anh Thông so sánh, với cách trồng tưới nước theo tập quán cũ thì áp dụng hệ thống tiết kiệm có lợi nhiều, nhất là khâu mướn công tưới, bón phân, bởi hệ thống chỉ cần 2 người để pha phân tưới cho thanh long là đủ, còn canh tác theo kiểu tưới gốc anh cần mướn phải 4 - 5 nhân công. Quan trọng năng suất tăng được 1 tấn, giảm 50% công tưới nước.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.