| Hotline: 0983.970.780

Tuyến kênh bê tông nổi bên cánh đồng gò cao

Thứ Năm 15/06/2023 , 06:20 (GMT+7)

TRÀ VINH Tuyến kênh bê tông xã Phú Cần có chiều dài hơn 1,6km và 18 nhánh phụ, cấp nước cho khoảng 113 hộ tại Trà Vinh trồng lúa để cải thiện kinh tế gia đình. 

Tuyến kênh bê tông nổi có chiều dài nhánh chính 1.647m vận hành giúp nông dân chủ động tưới tiêu. Ảnh: Hồ Thảo.

Tuyến kênh bê tông nổi có chiều dài nhánh chính 1.647m vận hành giúp nông dân chủ động tưới tiêu. Ảnh: Hồ Thảo.

Cải thiện thu nhập cho dân 

Xâm nhập mặn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước trên cánh đồng gò cao thuộc xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần xảy ra thường xuyên. Hơn 100 hộ dân tại đây phải vật lộn tìm kiếm nguồn nước để tưới cho ruộng lúa của mình.

Ông Thạch Văn Trường, ấp Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh kể lại: Trước đây, công tác nước tưới lúa là vấn đề lớn. Để có được nước tưới phải tốn rất nhiều tiền vận hành máy bơm chuyển nước bằng hệ thống đường ống từ nguồn sông về. Thêm vào đó, việc điều tiết nước cũng là thử thách. Nhiều lần ông Trường đã phải thức trắng đêm để bơm nước, nhất là vào mùa khô.

Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp như xây dựng các hệ thống cống ngăn nước để chống lại xâm nhập mặn, cùng với việc tăng cường giám sát tình hình hạn mặn tại các khu vực bị ảnh hưởng. Trong đó, ấp Cầu Tre được đầu tư xây dựng hệ thống kênh bê tông nổi với chiều dài tuyến chính 1.647m và 18 kênh nhánh phụ có tổng chiều gần 6.800m, nhằm giúp cho bà con nông dân chủ động được nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất. Khi đưa tuyến kênh nổi vào vận hành vụ hè thu năm 2007 đạt hiệu quả đáng kể.  

Theo các hộ dân ở ấp Cầu Tre, tuyến kênh bê tông nổi giúp họ giảm chi phí trong việc sử dụng nước và kiểm soát việc xâm nhập của mặn. Ngoài ra, người trồng lúa có thể dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh lượng nước sử dụng để gặt đồng một cách hiệu quả.

"Với những lợi ích mà hệ thống tuyến bê tông nổi đem lại, tôi hy vọng rằng nhiều vùng khác cũng được đầu tư để cải thiện đời sống và sản xuất.

Mỗi khi lúa cần nước, tôi chỉ cần ngồi ở nhà gọi điện cho quản lý trạm bơm, khoảng 5 phút là có nước hà. Ngày xưa chưa có kênh bê tông nổi năng suất lúa thấp lắm, một công (một công =1.000 m2 - PV) chúng tôi thu hoạch được khoảng 11 - 12 bao/vụ. Đến khi được đầu tư tuyến kênh này, có nước tưới đầy đủ nên vụ hè thu tôi thu hoạch được khoảng 15 - 16 bao/công, vụ thu đông khoảng 17 - 18 bao/công, ông Khel phấn khởi nói. 

Nhờ tuyến kênh bê tông nổi dẫn nước phục vụ việc tưới tiêu, nhiều nông dân tại ấp Cầu Tre có thể chuyển từ một năm làm hai vụ lúa sang trồng ba vụ, góp phần nâng cao năng suất cải thiện kinh tế hộ gia đình. Ảnh: Hồ Thảo.

Nhờ tuyến kênh bê tông nổi dẫn nước phục vụ việc tưới tiêu, nhiều nông dân tại ấp Cầu Tre có thể chuyển từ một năm làm hai vụ lúa sang trồng ba vụ, góp phần nâng cao năng suất cải thiện kinh tế hộ gia đình. Ảnh: Hồ Thảo.

Góp phần bảo vệ môi trường 

Theo ông Huỳnh Văn Phép, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Phú Cần, các bộ phận của tuyến kênh bê tông nổi ấp Cầu Tre cũng được bảo trì định kỳ để đảm bảo vận hành một cách liên tục và ổn định.

Phòng NN-PTNT huyện cũng hỗ trợ một trạm đo độ mặn, khi độ mặn dưới một phần nghìn mới đưa nước vào cho bà con tưới tiêu. Trước đây năng suất lúa vùng này từ 4 - 5 tấn/công/vụ, đến khi đầu tư tuyến bê tông năng suất đã tăng lên gấp đôi.

Trước đây năng suất lúa vùng tại ấp Cầu Tre từ 4 - 5 tấn/công/vụ, đến khi đầu tư tuyến bê tông năng suất đã tăng lên gấp đôi. Ảnh: Hồ Thảo.

Trước đây năng suất lúa vùng tại ấp Cầu Tre từ 4 - 5 tấn/công/vụ, đến khi đầu tư tuyến bê tông năng suất đã tăng lên gấp đôi. Ảnh: Hồ Thảo.

Bà con nông dân đã không còn phải làm công việc vất vả tưới tiêu bằng tay hoặc lắp đặt đường ống dẫn nước. Hiện tại, đã có tuyến kênh nổi cùng với trạm bơm, bà con có thể chủ động việc tưới tiêu bằng cách gọi điện cho trạm bơm và đợi trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, tuyến kênh bê tông nổi đã tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất lúa giống. Cụ thể, HTX Nông nghiệp Phú Cần đã hỗ trợ đầu vào là lúa giống cho bà con, nhờ có nước tưới đầy đủ nên sản phẩm đầu ra rất chất lượng. Năm 2022, tổng sản lượng lúa giống của HTX đạt trên 20 nghìn tấn, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.  

Hệ thống kênh bê tông nổi đang giúp người dân ấp Cầu Tre, xã Phú Cần từ một vùng thiếu nước đã hồi sinh mạnh mẽ, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên nước và bảo vê môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
Tái đàn heo theo hướng tập trung và an toàn sinh học

ĐỒNG THÁP Huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang tập trung phát triển ngành nuôi heo tập trung quy mô trang trại lớn, hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Số người đến tiêm phòng dại tăng gần 1.000 lượt, Vĩnh Long báo động

Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận, từ đầu năm đến nay có 8.280 lượt người bị chó, mèo cắn đến tiêm vacxin phòng bệnh dại, tăng 915 lượt so với cùng kỳ năm 2023 (7.365 lượt).

Ứng dụng công nghệ, gọi tôm cá về đồng ruộng

QUẢNG BÌNH Ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ không chỉ giúp giảm chi phí, lợi nhuận tăng cao mà môi trường sinh thái đồng ruộng được phục hồi.