| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Na được giá, người dân thu về tiền tỷ

Thứ Năm 12/09/2019 , 15:29 (GMT+7)

Những ngày này tại xã Lực Hành, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đang vào mùa thu hoạch na rộ. Năm nay na được giá, nhiều hộ gia đình thu lãi vài trăm triệu đồng.

Xã Lực Hành hiện có gần 94 ha na. Loài cây này gắn bó với người dân nơi đây gần 30 năm. Nhưng phải 5 năm trở lại đây, cây na đã được người dân thuần phục thành công. Từ việc bón phân, chăm sóc, tỉa cành, thụ phấn, chọn thời điểm ra quả, số lượng quả đều được người dân nắm chắc các quy trình kỹ thuật.

Những ngày này ở xã Lực Hành nhà nhà tấp nập thu hái na.

Chất đất nâu đỏ trên các núi đá vôi hợp với cây na đến lạ kỳ. Vì vậy cây na ở đây cho lượng quả to đều, vị ngọt đậm. Vào vụ thu hoạch thương lái ở thành phố Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Giang đến xã thu mua rộn ràng làng quê. Từ cây na, mỗi năm người dân Lực Hành thu về hàng chục tỷ đồng.

Chính quyền xã Lực Hành và người dân đang nỗ lực quảng bá, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế của cây na. Đến nay, địa phương đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục nộp về Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam để na Lực Hành được cấp chứng chỉ, công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Dự kiến trong năm 2019, na Lực Hành sẽ được “điểm mặt” trong chuỗi những sản phẩm nông sản có thương hiệu của xứ Tuyên.

Dưới dây là một số hình ảnh về mùa thu hoạch na ở Lực Hành:

Toàn xã có khoảng 94 ha na.
5 năm trở lại đây, người dân Lực Hành đã chủ động được việc "ép" na ra quả.
Na Lực Hành quả to, mã đẹp, vị ngọt đậm.
Nhiều nhà vườn phấn khởi vì na được mùa, được giá.
Thuận tiện cho việc thu hoạch, người dân đã chủ động làm đường bê tông, làm bậc thang lên núi.
Từ trồng na, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Danh Quế, thôn Minh Khai thu lãi gần 200 triệu đồng.
Giai đoạn đầu vụ, na Lực Hành có giá 50.000 đồng/kg tại vườn.
Với những cây kém quả chính vụ, người dân thực hiện thụ phấn để na được thu vào dịp cuối năm.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.