| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Tìm ra nguyên nhân 10 tấn cá bỗng dưng bị chết

Thứ Năm 22/10/2020 , 11:00 (GMT+7)

Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin: “Tuyên Quang: Hơn 10 tấn cá đang lớn bỗng dưng đồng loạt chết”, các ngành chức năng của tỉnh đã vào cuộc tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân cá đồng loạt chết được xác định là do môi trường sống không được an toàn. Ảnh: Đào Thanh.

Nguyên nhân cá đồng loạt chết được xác định là do môi trường sống không được an toàn. Ảnh: Đào Thanh.

Theo báo cáo mới đây của Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, tại thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương hiện có 3 hộ nuôi cá lồng với 14 lồng cá, tổng diện tích là 576 m2. Các loài cá nuôi gồm trắm cỏ, lăng đen, chép, rô phi đơn tính, diêu hồng, trắm đen… với số lượng khoảng 30.000 con (khoảng 45 tấn).

Qua kiểm tra thực tế tại các hộ chăn nuôi, số lượng cá bị chết đến thời điểm kiểm tra ước tính khoảng 10 tấn cá các loại, trong đó hộ gia đình bà Lê Thị Duyên bị thiệt hại nhiều nhất.

Qua kiểm tra thực tế, các ngành chức năng của tỉnh Tuyên Quang xác định, mặt nước nuôi cá là hồ được hình thành từ việc khai thác quặng thiếc đã bỏ và tự tích nước, độ sâu lớn (ước tính> 30m) do vậỵ lớp bùn đáy đã không được cải tạo, nạo vét dẫn đến các chất hữu cơ tích tụ lâu ngày phân hủy thành các khí độc H2S, NH4 +, các chất khí này được giữ lại đáy hồ bởi 1 lớp bùn mỏng ngăn không cho khí độc ra môi trường nước, khi lượng khí độc được tích tụ nhiều và phá vỡ lớp bùn bao sẽ dẫn đến hiện tượng cướp oxy của môi trường nước gây ra hiện tượng thiếu oxy làm cá bị chết.

Cùng với đó, mật độ nuôi cá tại khu vực nuôi cao, theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt; Điều kiện an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, với tổng diện tích 60.000m2 chỉ được đặt 1 lồng nuôi 36m2 .

Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cũng đề nghị UBND xã Hợp Hòa phân công, bố trí cán bộ thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tại các hộ nuôi cá lồng, báo cáo kịp thời diến biến, tình hình cá nuôi tại thôn Thanh Sơn và trên địa bàn toàn xã. Các đơn vị chuyên môn cần hướng dẫn hộ chăn nuôi các biện pháp kỹ thuật để việc chăn nuôi cá an toàn, hiệu quả.

Xem thêm
Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm