| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú cam sành

Thứ Sáu 15/04/2016 , 06:27 (GMT+7)

Vụ thu hoạch cam năm ngoái, đã cho gia đình anh doanh thu trên 2,4 tỷ đồng. Không chỉ có tiền cho cá nhân, mà anh còn có công đóng góp để cam sành Hàm Yên trở thành 1 trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam.

Từ cuộc sống chật vật khó khăn, từng bước gây dựng kinh tế, có của ăn của để rồi trở thành ông chủ của hàng chục ha vườn rừng với cơ ngơi bạc tỷ.

Đó là thành công của anh Trình Ngọc Huynh, sinh năm 1963, ở thôn 65, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Không chỉ làm giàu cho cá nhân, anh còn đóng góp lớn vào việc xây dựng thương hiệu Cam sành Hàm Yên lọt vào top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam...

Đưa cam sành lên ngôi

Sinh ra trong một gia đình kinh tế khó khăn, dù Trình Ngọc Huynh luôn được xếp diện học giỏi, được tuyển thẳng vào đại học, nhưng anh đành phải nghỉ học để theo giấc mơ làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho gia đình.

Nghỉ học rồi lập gia đình và ra ở riêng, hai vợ chồng anh luôn chăm chỉ cặm cụi trên nương rẫy, ngày mùa thì trồng lúa, hết vụ lúa lại đi kiếm củi trên rừng bán lấy tiền để trang trải cuộc sống. Mãi đến năm 1987, bằng số vốn ít ỏi dành dụm, anh quyết định trồng 50 gốc cam sành nhằm tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình.

“Ngày ấy chưa có chính sách giao đất, giao rừng cho người dân, nên quanh vùng này toàn là những đồi cây gai, lau sậy rậm rạp, không máy móc gì, mà cả vườn đất để trồng cam bây giờ đều do 2 vợ chồng tôi tự khai hoang mà có…”, anh Huynh chia sẻ.

Sau ba năm chăm sóc, lứa cam đầu tiên đã cho thu hoạch, đó cũng là thời điểm anh Huynh nhận thấy địa phương mình có tiềm năng lớn để phát triển cây cam. Nghĩ là làm, năm 1993 anh tự thành lập trang trại với quyết tâm xây dựng cam sành thành cây chủ lực phát triển kinh tế và tạo nên một thương hiệu của địa phương.

Với sự tích cực giúp đỡ cộng đồng phát triển nghề trồng cam sành, góp phần tạo nên thương hiệu cam sành Hàm Yên, nông dân Trình Ngọc Huynh đã 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, được Bộ NN-PTNT tặng Kỷ niệm chương; đạt giải thưởng Sao thần nông...  

Vốn là người ham học hỏi, anh đã tự mày mò và đúc kết cho riêng mình một cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghề trồng cam, giúp cây không chỉ cho nhiều quả, mà luôn đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, giá bán quả cũng cao hơn so với nhiều gia đình khác.

Từ đó, anh Huynh tiếp tục mạnh dạn vay vốn để nhân rộng cây cam sành, đồng thời chuyển giao kinh nghiệm cho nhiều người cùng nhân giống, tiến tới xây dựng thương hiệu cam sành Hàm Yên...

Phần thưởng cao quý

Sau nhiều năm vật lộn với nghề trồng cam, đến nay gia đình anh Huynh đã có khoảng 10ha cam sành, cùng 51 ha rừng xanh tốt. Nhờ việc trồng và chăm sóc theo đúng kỹ thuật, nên cam sành của gia đình anh luôn ổn định về giá và đạt chất lượng cao.

Vụ thu hoạch cam năm ngoái, đã cho gia đình anh doanh thu trên 2,4 tỷ đồng. Không chỉ có tiền cho cá nhân, mà anh còn có công đóng góp để cam sành Hàm Yên trở thành 1 trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam.

08-58-48_2-1
Anh Huynh gần 30 năm gắn bó với cây cam

Ngoài ra, anh Huynh còn tạo việc làm cho 30 nhân công trong xã mỗi khi đến mùa thu hái cam. “Trước Tết Nguyên đán Bính Thân, gia đình tôi thu hoạch gần 100 tấn cam. Giá cam cũng cao hơn so với năm trước, từ 10.000 - 13.000 đồng/kg. Ước tính năm 2015 thu hoạch từ cam và rừng mang về cho gia đình tôi gần 4 tỷ đồng”, anh Huynh bật mí.

Không chỉ là người làm kinh tế giỏi, anh Huynh còn giúp đỡ nhiều hộ khó khăn trong huyện Hàm Yên phát triển kinh tế như gia đình anh Lục Văn Mìu, thôn Ngòi Họp, xã Minh Khương, huyện Hàm Yên.

Anh Mìu cho biết: “Mình trồng cam được 4 năm nay. Ngay từ những ngày đầu, chú Huynh sang tận đồi chỉ cho mình cách cuốc hố sao cho đúng, hướng dẫn cách trồng, không trồng quá sâu, vì cam là cây ăn nổi. Đồng thời chú còn thường xuyên hướng dẫn cách chăm sóc, cách phát hiện sâu bệnh và điều trị sâu bệnh cho cây. Hơn 500 gốc cam phát triển tốt của mình là có công rất lớn của chú Huynh…".

Xem thêm
Heo hơi tăng giá, người nuôi lãi 2 triệu đồng/tạ

BẾN TRE Heo hơi xuất bán tại chuồng ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đang có giá từ 64 - 67 nghìn đồng/kg, tăng 4 - 7 nghìn đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tập huấn giúp nông dân bớt mông lung về canh tác lúa giảm phát thải

CẦN THƠ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tập huấn cho nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao về giải pháp kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.