| Hotline: 0983.970.780

Ukraine có thể bị ép phải đàm phán trong vài tháng tới

Thứ Tư 27/11/2024 , 09:50 (GMT+7)

Các quan chức Mỹ bắt đầu thừa nhận rằng Ukraine có thể buộc phải đàm phán với Nga và có thể không giành lại được các vùng lãnh thổ đang bị Nga kiểm soát.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters.

Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 và quân đội Kiev đang phải chịu tổn thất ngày một lớn trên chiến trường khi Nga nỗ lực giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng ở vùng Kursk, Ukraine có lẽ đang ở "vị thế yếu nhất trong gần 3 năm", tờ Washington Post đưa tin hôm 26/11.

Nhiều quan chức Nhà Trắng tin rằng, "trong vòng vài tháng tới, Ukraine có thể bị ép ngồi vào bàn đàm phán với Nga" và "có thể buộc phải chấp nhận mất lãnh thổ", theo báo cáo. "Sự thừa nhận thầm lặng" rằng Kiev có thể cần phải chấp nhận mất lãnh thổ cũng đang lan rộng trong số những đồng minh châu Âu, tờ Washington Post cho biết.

Quyết định gần đây của Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, cũng như động thái của ông cung cấp cho Kiev loại mìn sát thương gây tranh cãi, được thực hiện với hy vọng rằng sẽ mang lại cho Kiev "vị thế tốt nhất có thể" trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc đàm phán nào với Moscow.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ bất kỳ đề xuất nào về việc nhượng lãnh thổ cho Nga. Tuy nhiên, các quan chức của Tổng thống Biden "phần lớn đã chấp nhận" trước khả năng ông Trump "sẽ không cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine", báo cáo cho biết.

Theo tờ Washington Post, nhiều đồng minh châu Âu của Ukraine tỏ ra "thất vọng" vì Washington đã mất quá nhiều thời gian trong việc cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa và điều này lẽ ra nên được thực hiện khi tiềm lực quân sự Ukraine "còn dồi dào".

Tuy nhiên, các quan chức nói với tờ báo rằng các quyết định của ông Biden dựa trên "những diễn biến phát triển trên chiến trường" và dù liên tục bị Kiev hối thúc, ông chỉ cho phép nước này sử dụng một số vũ khí nhất định khi "điều kiện cho phép".

Washington đặc biệt lo ngại rằng khi Ukraine đưa quân đến chiếm khu vực Kursk của Nga, họ bắt đầu "mất lãnh thổ ở phía đông với tốc độ nhanh hơn".

Đáp lại động thái của Mỹ cho phép Kiev sử dụng ATACMS, ông Putin đã tuyên bố triển khai tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik mới của Nga vào tuần trước. Vũ khí này, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đã được sử dụng để tấn công một cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro.

Ông Putin nói rằng Moscow sẽ phản ứng "một cách dứt khoát" đối với bất kỳ hành động leo thang nào của Kiev và các đồng minh phương Tây.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.