| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chuyên canh

Thứ Hai 14/12/2020 , 06:45 (GMT+7)

Qua 3 năm qua xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, TP Cần Thơ xây dựng 41 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và xác nhận cho 239 sản phẩm.

TP Cần Thơ đã xây dựng hình thành hệ thống 120 cơ sở SX, ương dưỡng cá giống đáp ứng nhu cầu trong và ngoài thành phố. Các giống cá rô phi, tôm càng xanh siêu đực và giống thủy đặc sản như lươn, cá chạch lấu... đã được chuyển giao đến các trại SX và các hộ nuôi thủy sản.

Riêng nuôi cá tra hình thành được chuỗi liên kết, hiện có trên 300 cơ sở được cấp mã số vùng nuôi (truy xuất nguồn gốc). Trong đó có 2 HTX với 27 ha và 35 hộ có 95 ha liên kết SX với nhà máy và 9 doanh nghiệp có vùng nuôi cá tra 130 ha đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thu hoạch, vận chuyển cá tra về nhà máy chế biến bằng hệ thống tự động của Công ty Biển Đông. Ảnh: Hữu Đức.

Thu hoạch, vận chuyển cá tra về nhà máy chế biến bằng hệ thống tự động của Công ty Biển Đông. Ảnh: Hữu Đức.

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ dẫn chứng những dấu mốc nổi bật thành tựu công nghệ ứng dụng trong phát triển nghề nuôi cá tra: Từ năm 1997 cá tra bắt đầu xuất khẩu nhưng chủ yếu dự vào nguồn con giống tự nhiên vùng đầu nuồn sông Cửu Long.

Đến năm 2000 thành tựu nghiên cứu khoa ứng dụng SX giống cá tra nhân tạo thành công đã tạo đà tiếp nối tăng mạnh sản lượng, tăng kim ngạch XK đến nay đạt 1,8-2 tỷ USD/năm. Trong khi đó từ năm 2017, tiếp tục cải thiện di truyền giống cá tra, khắc phục tình trạng đồng huyết thoái hóa giống, tiếp nhận đàn cá bố mẹ từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.

Về thức ăn nuôi cá tra, ban đầu nấu thức ăn tươi, hệ số thức ăn 3-4 kg cho 1 kg cá tra thương phẩm, chất thải ra 3-4 kg. Sau đó nhờ áp dụng công nghệ chuyển đổi dùng thức ăn viên nổi (công nghiệp) hệ số thức ăn giảm còn 1,5 kg cho 1 kg cá tra và chất thải giảm 3-4 lần. Trong tương lai gần cần cải thiện giống cá tra tốt hơn nữa.

Sắp tới hy vọng từ hoạt động nghiên cứu công nghệ có khả năng hạ thấp hệ số thức ăn cho cá tra giảm còn 1,3 kg thức ăn cho 1 kg cá thương phẩm. Dùng năng lượng sạch, điện mặt trời cho ao nuôi cá tra. Đặc biệt mới đây ở một số vùng nuôi cá tra ở An Giang áp dụng công nghệ cải tiến kỹ thuật trong nuôi cá tra, cho ăn và thu hoạch cá tra bằng hệ thống tự động.

Ứng dụng công nghệ cao SX lúa gạo đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ảnh: Hữu Đức.

Ứng dụng công nghệ cao SX lúa gạo đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ảnh: Hữu Đức.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện phát triển vùng SX nông nghiệp chuyên canh, thành phố khuyến khích phát triển mô hình nông nghiệp đô thị gắn với quy hoạch vành đai xanh thông qua tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở trên địa bàn. Đồng thời hỗ trợ 33.500 cây giống hoa kiểng các loại như lan, cát tường, kiểng lá…, phát triển mô hình trồng nấm linh chi cho 20 hộ tham gia. Bước đầu nâng cao kỹ thuật tay nghề, giúp các hộ chăn nuôi làm mô hình nuôi cá tai tượng (12.750 con), rắn ri voi, lươn giống (25.000 con), nuôi ếch (16.400 con) và bồ câu Pháp.

TP Cần Thơ lập quy hoạch đầu tư hạ tầng 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với chính sách ưu đãi, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư. Qua đó có sự tham gia các tổ chức khoa học, công nghệ và đào tạo tham gia đầu tư để tạo ra công nghệ cao phục vụ phát triển nông nghiệp thành phố và vùng ĐBSCL.

Kết quả 3 năm qua xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, TP Cần Thơ xây dựng được 41 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và xác nhận cho 239 sản phẩm nông lâm thủy sản. Đồng thời hỗ trợ ứng dụng tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ quá trình của chuỗi sản phẩm từ SX đến tay người tiêu dùng.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm