| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm, thủy sản nước ấm – Xu hướng tất yếu

Thứ Ba 16/06/2020 , 16:42 (GMT+7)

Bayer tăng cường các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa môi trường nuôi tôm, thủy sản trong ao nước ấm, giảm rủi ro, tăng sản lượng, bảo tồn tài nguyên biển.

Đây là xu hướng tất yếu trong bối cảnh nuôi tôm nước ấm hiện đang chiếm tới 55% tổng sản lượng sản xuất tôm trên toàn cầu.

Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ đã cho phép nuôi trồng thủy sản ao bền vững hơn bao giờ hết. Trong ngành nuôi tôm hiện đại, các nhà sản xuất nuôi giống tôm cải tiến và chú trọng nhiều đến an toàn sinh học. Trong đó, môi trường ao nuôi đóng vai trò sống còn giúp tôm tăng trưởng khỏe mạnh. Do đó, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu những công nghệ tiên tiến, cho phép nuôi trồng thủy sản ao bền vững hơn. Các giải pháp xử lý nước đóng vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, giúp người nuôi quản lý hệ sinh thái phức tạp trong ao và cung cấp môi trường tối ưu cho tôm phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, họ ngày càng đầu tư vào các hệ thống nuôi trong nhà cho phép kiểm soát tốt hơn các điều kiện nuôi, các sản phẩm xử lý nước tiên tiến và tuần hoàn nước giúp hạn chế trao đổi nước với môi trường biển. Điều này làm giảm rủi ro dịch bệnh và đưa ngành thủy hải sản phát triển theo hướng bền vững thực sự.

Các giải pháp xử lý nước đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Hồng Thủy. 

Các giải pháp xử lý nước đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Hồng Thủy. 

Nhằm tối ưu hóa môi trường ao nuôi tôm, bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer đã và đang tăng cường giải pháp hỗ trợ ngành nuôi tôm và các loài thủy sản nước ấm khác thông qua thỏa thuận hợp tác với các đơn vị cung cấp công nghệ xử lý nước là Tập đoàn Cytozyme Inc (Cytozyme), Công ty TNHH Chengdu Kehongda (KEHONDA) và nhà cung cấp công nghệ quản lý trang trại XpertSea (XpertSea).

Với các thỏa thuận này, Bayer sẽ tạo điều kiện cho nông dân ở các quốc gia trọng điểm trong ngành nuôi tôm có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với công nghệ quản lý môi trường nước ao, từ đó nâng cao hơn nữa tính hiệu quả và bền vững trong sản xuất.

Bayer nỗ lực mang công nghệ giúp những nhà sản xuất tôm nước ấm, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Ảnh: Bayer.

Bayer nỗ lực mang công nghệ giúp những nhà sản xuất tôm nước ấm, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Ảnh: Bayer.

Trong thỏa thuận với Cytozyme, bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer sẽ thương mại hóa Proquatic ™ PondRestore - một sản phẩm giúp tăng cường các hoạt động chuyển hóa trong môi trường nước ao và đất ao, tại một số quốc gia nuôi trồng thủy sản trọng điểm.

Bayer cũng thỏa thuận với KEHONDA để triển khai công nghệ Fetant ™ Complex Iodine Solution như một phần của danh mục sản phẩm của bộ phận Thú y Thuỷ sản của Bayer tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là giải pháp giúp điều hòa nước ao, tăng cường chất lượng của quần thể thực vật phù du và duy trì mức độ oxy hòa tan trong nước.

Cùng với XpertSea, Bayer thúc đẩy áp dụng kỹ thuật số trong nuôi tôm. Thỏa thuận này giúp ứng dụng các thiết bị thông minh và phần mềm hỗ trợ trí tuệ nhân tạo vào việc quản lý trang trại một cách toàn diện dựa trên dữ liệu. Những thiết bị này tận dụng quang học để đo lường các chỉ số quần thể trong ao nuôi theo thời gian và nhận dạng những thay đổi về sức khỏe của quần thể. Thông tin chi tiết sẽ được tổng hợp vào Nền tảng trực tuyến XpertSea, giúp các nhà sản xuất đưa ra các quyết định quản lý và điều trị dựa trên dữ liệu.

Thỏa thuận của Bayer với các đối tác được thực hiện sau các dự án thí điểm thành công tại một số quốc gia bao gồm Việt Nam. Ảnh: Hồng Thủy.

Thỏa thuận của Bayer với các đối tác được thực hiện sau các dự án thí điểm thành công tại một số quốc gia bao gồm Việt Nam. Ảnh: Hồng Thủy.

“Đây một chương trình ứng dụng những sản phẩm phi dược phẩm giúp xử lý nước ao, góp phần tạo nên một giải pháp toàn diện. Cùng với các đối tác của Bayer, chúng tôi cam kết tiếp tục mang công nghệ đến những nhà sản xuất tôm và hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành”, ông Jan Koesling, Giám đốc Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer cho biết.

Trong những thập kỷ qua, bộ phận Thú y Thủy sản của Bayer đã tinh chỉnh việc cung cấp những giải pháp xử lý nước để giải quyết nhu cầu của khách hàng nuôi thủy sản nước ấm ở những phân khúc khác nhau. Thỏa thuận với Cytozyme, KEHONDA và XpertSea được thực hiện sau các dự án thí điểm thành công tại một số quốc gia bao gồm Việt Nam vào năm 2019 và được xây dựng dựa trên những thương hiệu hàng đầu như ProteAQ ™, Proquatic ™ và Fetant ™.

Xem thêm
Giá cá lóc tăng 5.000 đồng/kg, nông dân vẫn không có lãi

Tại Trà Vinh, cá lóc bán tại ao tăng thêm 5.000 đồng/kg so với đầu năm, nhưng người nuôi chỉ hòa vốn đến thua lỗ nếu xuất bán.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Teccombank hướng dẫn đối phó ứng dụng giả mạo, lừa đảo qua mạng

Việt Nam nằm trong số 10 điểm nóng tội phạm mạng hàng đầu thế giới, những kẻ lừa đảo không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để lừa tiền của nạn nhân.