| Hotline: 0983.970.780

Vải Bắc Giang giá cao hơn mọi năm

Thứ Năm 09/06/2022 , 18:20 (GMT+7)

Giá bán tại vườn vải thiều vụ này khoảng 25.000 - 35.000 đồng/kg, cao hơn mọi năm. Vải sớm Tân Yên đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay.

Theo UBND huyện Lục Ngạn, tính đến ngày 9/6/2022, toàn huyện có 96 điểm cân, thu mua vải; lũy kế sản lượng tiêu thụ vải chín sớm là 3.938 tấn; giá bán sản phẩm dao động từ 18.000 - 35.000 đ/kg. Trong đó, sản phẩm vải chín sớm được tiêu thụ chủ yếu lại thị trường nội địa khoảng 2.067 tấn; xuất khẩu khoảng 1.795 tấn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương thăm vùng vải chín sớm tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên. Ảnh: TL.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương thăm vùng vải chín sớm tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên. Ảnh: TL.

Giá các mặt hàng phụ trợ cho tiêu thụ vải thiều như: Đá lạnh dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/cây; thùng xốp nhỏ 23.000 đồng/chiếc; thùng xốp to 35.000 đồng/thùng..., hầu hết đều tương đương giá năm ngoái, bảo đảm nhu cầu đóng vải trên địa bàn.

Toàn huyện có 2 lò sấy vải bằng điện đang hoạt động tại xã Hồng Giang. Tổng lượng vải sấy khô đến thời điểm này đạt khoảng 9,5 tấn. Hiện có khoảng 20 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn thu mua vải xuất khẩu.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Lục Ngạn đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi tìm hiểu tình hình xuất khẩu, thị trường, xúc tiến tiêu thụ, chế biến đối với sản phẩm vải thiều tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh), những chợ đầu mối lớn và cửa khẩu tạị các tỉnh phía Nam; đồng thời tiếp xúc, làm việc với ban quản lý các khu công nghiệp để đưa sản phẩm vải thiều vào tiêu thụ.

Đến nay, Lục Ngạn đã ký kết thỏa thuận tiêu thụ khoảng 45.000 tấn vải thiều, chiếm gần 50% tổng sản lượng niên vụ 2022 (khoảng 95.000 tấn), trong đó xuất khẩu hơn 25.000 tấn. Huyện cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, thương nhân đến thu mua, tiêu thụ, chế biến vải thiều. 

Một trong những điểm mới của việc tiêu thụ vải thiều Bắc Giang nói chung, và Lục Ngạn nói riêng ở niên vụ này, là chú trọng hơn nữa vào thị trường phía Nam. Từ đầu tháng 6/2022, đoàn công tác do ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang dẫn đầu đã khảo sát một số điểm kinh doanh vải thiều tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận, đồng thời làm việc với các chuỗi bán lẻ, chợ đầu mối.

Tại một siêu thị lớn tại TP.HCM, vải thiều được bán với giá 42.900 đ/kg loại bó cành, và 52.000 đ/kg loại cắt cuống. Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, với hơn 1.400 quầy hàng, mỗi ngày có khoảng 100 xe container chở vải thiều được đưa vào tập kết và bán ra.

Bắc Giang đã sớm triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho vụ thu hoạch vải năm nay. Ảnh: TL.

Bắc Giang đã sớm triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho vụ thu hoạch vải năm nay. Ảnh: TL.

Từ đầu vụ, Sở Công thương và Sở NN-PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Giang lên sẵn hai kịch bản tiêu thụ, là 50% tiêu thụ trong nước (nếu dịch Covid-19 được kiểm soát), và 70% tiêu thụ trong nước (nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp). Đến nay, về cơ bản, vải thiều Bắc Giang được cơ cấu tiêu thụ theo phương án đầu tiên.

Song song với tiêu thụ tại phía Nam, Bắc Giang cũng thành lập 2 tổ công tác hỗ trợ xuất khẩu vải thiều tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn nhằm hỗ trợ thông quan cho các xe vận chuyển khi vải chính vụ thu hoạch rộ.

So với mọi năm, giá bán tại vườn vải thiều vụ này cao hơn, đạt khoảng 25.000 - 35.000 đồng/kg. Đây chính là yếu tố được Lục Ngạn kỳ vọng, cũng là đòn bẩy giúp vựa vải sớm Tân Yên đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay. 

Diện tích sản xuất vải thiều toàn huyện Tân Yên khoảng 1.340 ha, sản lượng ước đạt 17.000 tấn (tăng 12% so với năm 2021), giá trị ước đạt hơn 460 tỷ đồng. Đến ngày 8/6, toàn huyện thu hoạch khoảng 11.215 tấn (đạt 68% sản lượng). Riêng xã Phúc Hòa - nơi được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương gọi là "thủ phủ vải thiều sớm" có thể đạt doanh thu đến 300 tỷ đồng.

Đoàn công tác do Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương dẫn đầu vừa làm việc với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu, có nhà máy, dây chuyền chế biến tại huyện Lục Ngạn. Vụ vải năm nay, doanh nghiệp này dự kiến thu mua khoảng 3.000 tấn vải thiều nguyên liệu, trong đó xuất khẩu quả tươi khoảng 200 tấn, còn lại là chế biến. Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất đi những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ... 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm