| Hotline: 0983.970.780

Vẫn lúng túng chính sách dạy nghề

Thứ Sáu 24/08/2012 , 09:46 (GMT+7)

Mặc dù đã có Luật Dạy nghề và hàng trăm văn bản liên quan đến chính sách hỗ trợ học nghề, nhưng vì nhiều quy định cứng nhắc, hướng dẫn chung chung nên cả việc đào tạo nghề lẫn học nghề đều "bó gối".

Kiểm tra 1 cơ sở đào tạo nghề tại Bắc Giang

Mặc dù đã có Luật Dạy nghề và hàng trăm văn bản liên quan đến chính sách hỗ trợ học nghề, nhưng vì nhiều quy định cứng nhắc, hướng dẫn chung chung nên cả việc đào tạo nghề lẫn học nghề đều "bó gối".

Theo Tổng cục Dạy nghề, đến tháng 5/2012 đã có danh mục 386 nghề đào tạo ở trình độ CĐ, 462 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp, 33.270 GV dạy cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề, trong đó 12.444 GV cao đẳng nghề, 11.514 GV trung cấp nghề và 9.312 GV ở trung tâm dạy nghề, 70% GV có trình độ kỹ năng nghề.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thừa nhận, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Kỹ năng nghề của lao động VN vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Cơ cấu và trình độ đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương. Dạy nghề cho LĐNT để chuyển dịch sang làm ở KCN, KCX còn chậm...

"Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng (yếu kỹ năng nghề); quản lý nhà nước về dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạy nghề... Tất cả cũng bởi Luật Dạy nghề chưa quy định rõ trách nhiệm và phân cấp nhiệm vụ cho các cơ sở dạy nghề", ông Dũng khẳng định.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hưng, GĐ Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng cho rằng, nhiều văn bản hướng dẫn và ban hành các chính sách hỗ trợ học nghề rất chung chung, chỉ mang tính định hướng, chưa phù hợp với từng cấp trình độ. Chính sách đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều bất cập; việc đào tạo lao động có tay nghề cao ở các ngành nghề kỹ thuật cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho các KCN còn hạn chế, chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu DN...

Còn ông Trần Anh Việt, GĐ Sở LĐ-TB&XH Ninh Thuận cho rằng, Luật Dạy nghề phải thể hiện rõ quy định bảo đảm liên thông giữa các trình độ dạy nghề trong hệ thống dạy nghề, với hệ thống dạy nghề của hệ thống giáo dục quốc dân để giúp cho người học có điều kiện vừa học, vừa làm và học suốt đời.

Thực tế các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài sau khi có giấy phép đầu tư vẫn không thể thực hiện các hoạt động dạy nghề vì không có quyết định thành lập nên cơ quan công an không cho khắc dấu. Vì vậy các cơ sở dạy nghề này cũng không mở được tài khoản để thực hiện hoạt động dạy nghề.

"Tuy đã chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu của thị trường, nhưng đa số các cơ sở dạy nghề công lập vẫn còn thụ động, chủ yếu đào tạo bằng vốn có sẵn, chưa đẩy mạnh công tác khảo sát nắm bắt nhu cầu thị trường, chưa tạo mối quan hệ thường xuyên với các DN để tiếp nhận lao động. Chính sách đào tạo nghề chưa tạo được động lực đủ mạnh thu hút học nghề, trong khi người dân vẫn nặng tâm lý về bằng cấp thi cử", ông Việt nói.

Theo đại diện Sở LĐ-TB&XH Hải Phòng, nhiều người sau khi học nghề chưa gắn bó được với nghề, chưa tự tạo được việc làm với nhiều nguyên nhân như kiến thức, kỹ năng nghề còn hạn chế, thiếu vốn, thiếu phương tiện SX, nhiều cơ sở dạy nghề chưa cập nhật thông tin, phân tích nhu cầu thị trường, chương trình đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của người học...

Tổng cục Dạy nghề kiến nghị, Luật Dạy nghề nên bổ sung quy định về trình độ trung cấp nghề chia làm 2 loại: Từ 1-2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THCS để được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề bậc 1 (không được liên thông lên trình độ cao hơn). Từ 1-2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT. Đối với người có bằng tốt nghiệp THCS thì phải thêm thời gian học THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT để được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề bậc 2 (được học lên trình độ cao hơn).

Theo khoản 2, điều 52 Luật Dạy nghề quy định "cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài", nhưng chưa quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập các cơ sở dạy nghề.

Xem thêm
Đổi đời nhờ nuôi ba ba: [Bài 2] Thành triệu phú, tỷ phú

YÊN BÁI Hiện nay ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn có gần 500 hộ nuôi ba ba, loài vật đặc sản này đã giúp cho nhiều nông dân đổi đời, trở thành những triệu phú, tỷ phú.

Lĩnh 9 tháng tù treo vì khai thác thủy sản bất hợp pháp

QUẢNG NINH Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng Nguyễn Văn Téc vẫn tiếp tục sử dụng kích điện trên tàu cá để khai thác thủy sản tại vùng lõi vịnh Hạ Long.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Chuyện ghi bên phá Tam Giang [Bài 3]: Những làng chài vắng bóng thanh niên

THỪA THIÊN - HUẾ Về những làng quê bên phá Tam Giang bây giờ, hầu như nhà nào cũng chỉ toàn người già, con trẻ. Hỏi mới biết rằng, thanh niên lớn lên đều tìm đường làm ăn xa.