| Hotline: 0983.970.780

Vấn nạn lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh

Thứ Ba 18/03/2014 , 11:06 (GMT+7)

Trong mấy năm gần đây, do công tác quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh có nhiều bất cập dẫn đến hàng trăm ha rừng với hàng ngàn ha đất lâm nghiệp bị người dân ngang nhiên chiếm dụng, chặt phá, xẻ đốt.

Đua nhau cướp đất, phá rừng!

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, chỉ tính riêng mấy năm lại nay, Hà Tĩnh có đến hàng ngàn ha đất lâm nghiệp với hàng trăm ha rừng bị một số người dân tự ý xâm hại, phát xẻ chiếm dụng trái phép. Trong đó, “nóng”nhất là địa bàn huyện Hương Khê. Ở huyện này, có xã, tổng diện tích đất rừng bị dân chiếm dụng lên đến gần 500 ha! 

Các vụ tiêu biểu kể đến như vụ phá rừng trái phép ở tiểu khu 200 thuộc xã Hương Giang. Hàng chục ha đất của Cty cao su bị dân xâm chiếm, thế nhưng không hiểu vì lý do gì chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trên địa bàn không nghiêm túc giải quyết nên người dân được đà tiếp tục lấn chiếm, ngang nhiên thách thức pháp luật.

 Nghiêm trọng hơn, trong số diện tích chiếm đoạt có đến khoảng 15 ha rừng phòng hộ xung yếu. Thậm chí các hộ nói trên còn xây dựng lán trại, mặc nhiên thách thức cơ quan chức năng và chủ rừng. Tương tự, đất rừng phòng hộ ở các xã Hương Trạch, Phúc Trạch (thuộc lâm phần rừng do BQL rừng phòng hộ Ngàn Sâu phụ trách) người dân cũng tự ý xẻ phát, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. 

Sự việc “nóng” gần 2 năm nay ở Hương Khê là tại tiểu khu 192, thuộc địa bàn xã Hòa Hải. Tại đây, có 55 hộ dân ngang nhiên ngăn cản không cho Cty cao su trồng cây và đã kéo nhau ồ ạt chiếm đất xẻ phát gần 500 ha đất có rừng, trong đó gần 200 ha thuộc đất quy hoạch phát triển trồng cao su đã được UBND tỉnh, các ngành chức năng, huyện Hương Khê, xã Hòa Hải hoàn tất mọi thủ tục pháp lý.

Thế nhưng, sau khi Cty mở đường vào tới hiện trường để khai hoang thì bị dân thuộc xóm 10 và xóm 11 xã Hòa Hải ùa vào cướp rừng, cướp đất trồng keo dẫn đến hàng vạn hom giống cao su của Cty bị quá lứa, hàng trăm công nhân mất việc làm trở thành “tiền mất, tật mang”.

Sự việc xảy ra mặc dù lãnh đạo Cty có nhiều văn bản gửi đến UBND tỉnh, các cơ quan chức năng nhưng đã hơn 2 năm trôi qua, nạn cướp chiếm rừng, đất lâm nghiệp tại xã Hòa Hải vẫn còn tiếp diễn; các cơ quan chức năng huyện Hương Khê chỉ vào cuộc theo kiểu lấy lệ “lỗi thầy mặc sách”!

Dư luận nói gì?

Vấn nạn lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp ở các huyện miền núi Hà Tĩnh ngày một gia tăng, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra được bất kỳ một biện pháp gì hữu hiệu để ngăn chặn. Riêng tại tiểu khu 192 xã Hòa Hải và tiểu khu 220 xã Hương Giang đang ngày một nóng lên bởi sự ngang ngược chiếm đoạt tài nguyên của một số công dân làm càn. Sau khi dư luận lên tiếng, Ban Bí thư TƯ Đảng đã có công văn đề nghị tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra xử lý.

Tại cuộc họp ngày 9/12/2013 do UBND huyện Hương Khê tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng cần giải quyết gấp rút về nạn xâm chiếm rừng trái phép để giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Bà Hồ Thị Huyền - Bí thư Đảng ủy xã Hòa Hải phải thốt lên: "Đề nghị huyện giải quyết tổng thể toàn bộ diện tích được UBND tỉnh giao 324,5 ha cho doanh nghiệp, bởi nếu cứ để chần chừ theo kiểu này thì số diện tích còn lại sẽ bị người dân tiếp tục chiếm dụng…".

Còn ý kiến của một số ngành chức năng ở huyện cho rằng, cần phải tuyên truyền mạnh hơn nữa để dân hiểu việc chiếm dụng đất đai là vi phạm pháp luật. Trong những ý kiến nói trên, sự kiên quyết của một số cơ quan chức năng huyện Hương Khê giữa các cuộc họp có vẻ hăng hái nhưng sau cuộc họp thì chẳng có ai mặn mà với sự việc xảy ra.

Tất cả họ thả mặc cho doanh nghiệp tự bươn chải, dẫn đến đã hơn 2 năm trôi qua không một cơ quan chức năng nào đứng ra can ngăn giải quyết có hiệu quả. Trong lúc đó, số diện tích keo của những người cướp đất chiếm rừng ngày một vươn cao. Và thậm chí, những ngày qua, nhiều hộ dân vẫn tiếp tục chiếm đoạt, cướp đất đến đâu họ trồng keo lên đến đó, mặc cho doanh nghiệp chạy đôn đáo, chơ vơ, bất lực đứng nhìn.

Lời kết

Truyền thống của ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh có được như hôm nay, trước hết phải ghi nhận trách nhiệm của mỗi người dân sống gần rừng, luôn tôn trọng ý thức bảo vệ pháp luật, bên cạnh có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền.

Nhưng ngược lại ngày nay, một số bộ phận người dân quá trớn, thách thức pháp luật, cướp đoạt, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp nhưng các cơ quan chức năng ở địa phương này không hề ra tay làm mạnh, xem nhẹ kỷ cương phép nước, dẫn đến nguy cơ tài nguyên rơi vào tay một số cá nhân. Sự việc được Trung ương chỉ đạo nhưng địa phương vẫn không tập trung xử lý dứt điểm. Ai sẽ là người phải đứng ra chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân về vấn đề này?!

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm