| Hotline: 0983.970.780

Vào SGK, truyện Chí Phèo bị cắt cảnh yêu đương

Thứ Ba 13/03/2012 , 14:05 (GMT+7)

Truyện ngắn "Chí Phèo" trong SGK lớp 11 bị cắt 3 đoạn, trong đó đáng chú ý là cảnh nhân vật Chí Phèo "yêu" Thị Nở trong vườn chuối.

So với bản hoàn chỉnh trong "Tinh tuyển văn học Việt Nam - Văn học giai đoạn 1900-1945" thì truyện ngắn "Chí Phèo" trong sách giáo khoa lớp 11 bị cắt 3 đoạn; trong đó đáng chú ý là cảnh nhân vật Chí Phèo yêu đương cùng Thị Nở trong vườn chuối.

Tượng Chí Phèo-Thị Nở

Lược hai, cắt một

Những nhà biên soạn cuốn "Tinh tuyển văn học Việt Nam” gồm GS Nguyễn Đăng Mạnh, Trịnh Thu Tiết, TSChu Văn Sơn, TS Văn Giá nhận xét:"Chí Phèo” xứng đáng được xem là một kiệt tác. Ở tác phẩm này, nếu tiếp cận nguyên vẹn thì người đọc hiểu hơn ở đáy sâu tâm hồn tưởng như hoàn toàn đen độc của Chí Phèo niềm khao khát được yêu thương, khát khao được làm người.

Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn cả Chương trình chuẩn và Chương trình nâng cao đem đến cho học sinh một tác phẩm Chí Phèo không còn nguyên vẹn.

Đối chiếu với bản hoàn chỉnh đang lưu hành song song thì ngoài 2 đoạn lược có phụ đề, có một đoạn lược thứ 3, nhà soạn sách đã quên không phụ đề. Nên có một đoạn Chí tỏ tình với Thị Nở được nhà văn Nam Cao mô tả đã biến mất.

Đoạn không còn trong tác phẩm Chí Phèo (SGK ngữ văn lớp 11) ở trang 185 Chương trình nâng cao và Chương trình chuẩn  trang 151 bắt đầu từ chỗ:

"...Hắn bẹo thị Nở một cái làm thị nảy người lên. Và hắn cười, hắn lại bảo: Đằng ấy còn nhớ gì hôm qua không? Thị phát khẽ hắn một cái, làm cái vẻ không ưu đùa. Sao mà e lệ thế. Xấu mà e lệ thì cũng yêu. Hắn cười ngất, và muốn làm thị thẹn thùng hơn nữa, hắn véo thị một cái thật đau vào đùi. Lần này thì không những thị nảy người. Thị kêu lên choe chóe. Thị nắm cổ hắn mà giúi xuống. Chúng tỏ tình với nhau. Không cần đến những cái hôn. Ai lại hôn, khi có những cái môi nứt nẻ như bờ ruộng vào kỳ đại hạn và cái mặt rạch ngang dọc như mặt thớt. Vả lại, có những cách âu yếm bình dân hơn, chúng cấu véo hoặc phát nhau... thiết thực biết mấy”. 

Đoạn này có liên qua đến đoạn văn trước - được nhà văn Nam Cao mô tả tỉ mỉ giây phút Chí Phèo "thăng hoa" cùng Thị Nở.

Các nhà soạn sách đã lược đoạn văn dài trên 15 trang khổ 16x24 cm thành đoạn phụ đề đưa vào SGK. 15 trang được rút thành một đoạn:

"Chí Phèo trở thành tay sai của bá Kiến, càng ngày càng hung hãn, ngang ngược và triền miên say. Chiều nay, như mọi buổi chiều, Chí Phèo lại "vừa đi vừa chửi”. Và cũng như mọi chiều, vẫn không một ai đáp lời hắn. Hắn tức tối, định ghé vào bất kỳ nhà nào đập bể một cái gì cho bõ tức. Hắn rẽ vào nhà Tự Lãng giữa lúc lão này đang uống rượu một mình dưới trăng. Chí Phèo sà xuống, cùng uống. Khi đã thỏa thuê, hắn lảo đảo ra về, nhưng không về lều mà ra bờ sông gần nhà. Ở đó, Chí Phèo đã gặp thị Nở - một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng - ra sông kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên. Họ ăn nằm với nhau và cùng ngủ say dưới trăng. Đến nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, nôn mửa. Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lệ chõng, đắp chiếu cho hắn rồi ra về...”.

Một số nhà phê bình văn học nhìn nhận, đoạn này thể hiện một "góc con người” của nhân vật Chí Phèo, cũng biết yêu thương và khát khao được làm người. Đáng tiếc là đoạn văn "người" nhất được nhà văn Nam Cao mô tả đã không được chuyển tải nguyên vẹn trong sách.

Vì sao phải lược? 

Trao đổi với PV, GS Trần Đình Sử, Tổng chủ biên SGK Ngữ văn nâng cao cho biết, trong những tác phẩm văn học đưa vào nhà trường, ngoài những tác phẩm thơ, những bài ngắn, còn có nhiều tác phẩm dài. Do dung lượng tác phẩm dài nên phải xử lí bằng cách trích đoạn. Vì thời lượng dạy trên lớp không cho phép nên phải lược bớt một số đoạn.

"Cách làm sách cho phép lược bớt một số đoạn mà tác giả SGK thấy không phải là chủ đích dạy của  mình" - GS Trần Đình Sử bày tỏ. Những đoạn đó khi tóm lược lại học sinh vẫn hiểu ý nghĩa của tác phẩm. Nếu không lược, lượng đọc quá dài, giáo viên không đủ thời gian dạy toàn bộ mà chỉ đủ để dạy một số khía cạnh".

"Tác phẩm Chí Phèo lược bớt một số đoạn để số trang học sinh phải đọc trên lớp vừa với nhu cầu dạy học của nhà trường là điều bình thường" - GS Sử thông tin.

GS Nguyễn Đăng Mạnh, đồng chủ biên SGK Ngữ văn nâng cao  cũng giải thích lý do phải lược bớt tác phẩm là để phù hợp với thời lượng học trong trường. Trong quá trình soạn thảo, những người làm SGK cố gắng khi lược không ảnh hưởng lớn đến chủ đề tác phẩm, tư tưởng tác phẩm và hình tượng, tính cách nhân vật.

Ngoài lý do trên, vị giáo sư chuyên làm SGK cho học sinh cấp 3 giải thích thêm: việc lược bớt đoạn nhà văn Nam Cao mô tả tỉ mỉ quan hệ giữa Chí Phèo và Thị Nở trong vườn chuối cũng bởi không nên khơi gợi nhiều khiến cho học trò ở lứa tuổi này liên tưởng đến những chuyện không tốt, không có lợi cho giáo dục. 

"Đối với trẻ con, không nên đưa những dẫn chứng quá tỉ mỉ về chuyện đó. Nó không có lợi về mặt giáo dục" - GS Mạnh lí giải.

Nhưng nhìn nhận tổng thể, theo GS Mạnh, một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh là một chỉnh thể nghệ thuật thì lược đi chỗ nào, câu nào ít nhiều cũng ảnh hưởng.

Còn việc duyệt đưa gì vào chương trình hoặc cắt bớt do một hội đồng thẩm định quốc gia về sách giáo khoa xem xét, quyết định.

Những người làm sách cũng giải thích họ đã cố gắng đảm bảo cho tác phẩm lưu hành trong nhà trường không bị xuyên tạc về tư tưởng và giữ được nguyên vẹn tính nghệ thuật của tác phẩm.

Theo GS Trần Đình Sử, không chỉ ở tác phẩm "Chí Phèo", nhiều tác phẩm khác cũng bị lược như "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi hay "Vợ nhặt" của Kim Lân.

(Theo Vietnamnet)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm