| Hotline: 0983.970.780

Vị cay của ớt và những tác dụng cực tốt ít người biết

Thứ Sáu 02/09/2016 , 09:01 (GMT+7)

Vị cay làm cho cơ thể phản ứng, tăng tiết adrenallin và tăng cường hoạt động của cơ tim, kéo theo quá trình đốt cháy năng lượng, đốt cháy các mô mỡ, làm giảm LDL cholesterol ở các cá thể béo phì.

17-03-01_trng-23-2

 

Ớt là một loại gia vị quá quen thuộc. Trong thành phần của ớt có giàu chất chống oxy hóa (antioxydants) như vitamin A, vitamin C... cần thiết cho sự tổng hợp collagen, làm cho tiến trình lão hóa chậm lại.

Hơn nữa, các antioxydants bảo vệ các tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do (free radical) sản sinh nhiều trong cơ thể do: ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá... Đây chính là thủ phạm gây nên lão hóa và bệnh tật. Bằng cách trung hòa các gốc tự do, làm cho ta nhìn trẻ trung hơn, da bớt nhăn hơn...

Theo nghiên cứu, thành phần chủ yếu của ớt là capsaicin (C9H1402) có vị cay, tính nóng, tán hàn. Vị cay nên ớt có khả năng sinh nhiệt tốt, đốt cháy calo, đốt cháy chất béo, tăng tỉ lệ trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu hơn, thúc đẩy sự truyền tải hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể, dịch này có khả năng đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Vị cay làm cho cơ thể phản ứng, tăng tiết adrenallin và tăng cường hoạt động của cơ tim, kéo theo quá trình đốt cháy năng lượng, đốt cháy các mô mỡ, làm giảm LDL cholesterol ở các cá thể béo phì.

Ngoài ra, khi ăn ớt, chất capsaicin làm cho cơ thể tăng tiết endorphin, một thứ morphin nội sinh làm giảm đau, hỗ trợ nhiều cho bệnh nhân bị đau khớp, gout.

Với những tính năng vượt trội của ớt, ngoài được dùng làm gia vị mang lại cảm giác ngon miệng, việc ăn ớt thường xuyên còn làm ta trẻ trung hơn, thon thả hơn, kiểm soát được các cơn đau do viêm khớp... Tuy nhiên, với bệnh nhân đang bị trào ngược, tăng tiết acid dạ dày hoặc bị trĩ... thì không nên ăn ớt.

Trong các loại ớt, thì ớt chỉ thiên còn có nhiều tên gọi khác nhau như lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu... được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Ớt chỉ thiên quả mọc quay lên trời. Có thể được trồng hoặc mọc hoang. Các bộ phận của ớt chỉ thiên như quả, rễ và lá đều được dùng làm thuốc. Ớt chỉ thiên được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp mạn tính: Ớt chỉ thiên 1 - 2 quả; củ khúc khắc, dây đau xương,  mỗi vị 30g. Sắc với 700ml nước, còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.

Chữa ăn uống chậm tiêu: Ớt chỉ thiên dùng làm gia vị, ăn hàng ngày theo nhu cầu trong bữa ăn. Lưu ý không nên ăn quá nhiều sẽ gây hại cho dạ dày.

Chữa đau lưng do thời tiết: Ớt chỉ thiên 15 quả, rễ chỉ thiên 80g, lá đu đủ 3 cái. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp chỗ đau sẽ mau khỏi. Xoa bóp 10 ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh chàm (eczema): Lá ớt chỉ thiên tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối, sau đó rửa sạch. Đắp 5 - 7 ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến: Lá ớt chỉ thiên 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá thuốc bỏng 7 - 9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước trà hàng ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày.

Giảm đau do mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau.

(Kiến thức gia đình số 34)

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?