| Hotline: 0983.970.780

Vì sao người Trung Quốc nuôi lợn khổng lồ?

Thứ Bảy 19/10/2019 , 13:15 (GMT+7)

Cơn khát thịt lợn tại Trung Quốc đã khiến nhiều nông dân và thậm chí là các tập đoàn chăn nuôi theo đuổi ý tưởng nuôi lợn càng to càng tốt.

Người ta đang hy vọng những chú lợn nặng nửa tấn sẽ giúp giải cơn khát thịt lợn ở đất nước đông dân nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ thịt lợn số 1.

09-09-20_-1x-1
Giống lợn khổng lồ ở trang trại của ông Bàng.

Trong một trang trại phía nam Trung Quốc có một con lợn to như gâu bắc cực.Con vật nặng nửa tấn này là một con trong đàn lợn khổng lồ đang được nhân giống. Loại lợn có kích thước lớn này, khi mổ thịt, mỗi con có thể bán được với giá hơn 10.000 nhân dân tệ (1.400USD), gấp ba lần thu nhập trung bình của người dân ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nơi Bàng Thông, chủ trang trại, sinh sống.
 

Càng to càng tốt

Mặc dù những chú lợn của ông Bàng có thể là những con lớn nhất mang tính cá biệt, ý tưởng giống lợn càng to càng tốt ngày càng lan rộng tại Trung Quốc, nơi đang trải qua cơn khát thịt lợn do nhu cầu cao truyền thống với loại thịt này cũng như hậu quả của đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua.

Con lợn to nhất của ông Bàng còn nặng hơn một chú gấu bắc cực đực trưởng thành. Trong khi đó, ở tỉnh đông bắc Cát Lâm, giá thịt lợn lên cao kích thích người nuôi cố gắng vỗ béo lợn đạt cân nặng trung bình 175- 200 kg, lớn hơn nhiều nếu so với cân nặng thông thường 125kg. Nông dân muốn lợn nuôi càng to càng tốt, theo lời Triệu Hải Lâm, một người nuôi lợn trong vùng nói với Bloomberg.

Xu hướng này không chỉ giới hạn trong các trang trại nhỏ. Các công ty chăn nuôi lớn của Trung Quốc như Wens Foodstuffs,công ty giống lợn lớn nhất, hay Cofco Meat vàBắc Kinh Đại Bắc Nôngnói họ cũng đang tìm cách tăng trọng lượng bình quân của đàn lợn.

Theo Lâm Quốc Phát, một nhà phân tích cấp cao thuộc công ty tư vấn Bric Agriculture Group, các trang trại lớn đang tập trung nâng trọng lượng của mỗi con lợn lên thêm 14%. Cân nặng trung bình ở thời điểm giết mổ của lợn ở một số trang trại quy mô lớn nay đã đạt 140kg trong khi bình thường chỉ ở mức 110kg, chuyên gia Lâm nói. Theo ông , việc này có thể giúp tăng lợi nhuận thêm hơn 30%.

Trong lịch sử, Trung Quốc từng nhân giống lợn khổng lồ, nhất là những thời kỳ đói khổ. Dịch tả lợn châu Phi vừa qua đã tiêu diệt một nửa đàn lợn của Trung Quốc, theo một số ước tính. Giá thịt lợn đã leo lên mức kỷ lục, khiến chính phủ phải thúc giục nông dân đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh sản lượng nhằm kiềm chế việc tăng giá.

09-09-20_19374290-7544315-imge-10_1570403478206
Con lợn nửa tấn.

Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa cảnh báo rằng tình hình cung cầu sẽ còn “cực kỳ trầm trọng” cho đến nửa sau của năm 2020. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 10 triệu tấn thịt lợn trong năm nay, số này nhiều hơn nguồn lợn sẵn có trên thị trường quốc tế. Điều này có nghĩa là Trung Quốc phải gia tăng sản lượng thịt trong nước, theo lời ông Hồ.

Trong một chuyến thăm gần đây tới các tỉnh chăn nuôi chủ chốt như Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, ông Hồ Xuân Hoa thúc giục chính quyền địa phương tái khởi động việc nuôi lợn càng sớm càng tốt, với mục tiêu đưa thị trường trở lại bình thường trong năm tới. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn lo lắng về việc tái đàn sau khi đã bị dịch tả lợn châu Phi cho một vố đau. Giá lợn giống cũng đã tăng vọt, khiến các chủ trại chăn nuôi quy mô gia đình khó khăn hơn trong việc tái đàn. Tăng kích cỡ đàn lợn hiện có có vẻ là giải pháp tốt hơn.

“Chúng tôi tự tin có thể đối phó được với các thách thức, xử lý các nguy cơ và làm tốt việc giữ giá thịt lợn ổn định”, Bành Thiếu Tông, thành viên Ủy ban Cải cách và phát triển Trung Quốc nói tháng trước, theo tường thuật của Daily Mail.

Ông Bành nói các cơ quan chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ và phân tích giá thịt lợn, ổn định sản lượng và điều tiết giá thị trường.

09-09-20_19374294-7544315-imge-11_1570403484345
Mỗi chú lợn này có thể bán được 1.400 USD.

Trong tháng 8 vừa qua, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng 46,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá thịt lợn tăng đã khiến chỉ số giá tiêu dùng có thêm 1,08 điểm phần trăm, tăng ở mức 2,8%, theo công bố của Cục Thống kê quốc gia hồi tháng 9.
 

Sẽ còn thiếu hụt nguồn cung

Giá thịt lợn tăng chóng mặt đã đánh mạnh vào hầu bao của người tiêu dùng Trung Quốc bởi đây là loại thực phẩm phổ biến, thiết yếu trong hầu như mọi gia đình. Thịt lợn chiếm đến hơn 60% tiêu thụ thịt cuả các hộ.

Trung Quốc có đàn lợn chiếm một nửa tổng đàn của thế giới và sản lượng thịt lợn ổn định có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và ổn định kinh tế, theo lời Vu Khang Chấn, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và nông thôn.

Đàn lợn của Trung Quốc sụt giảm một nửa chỉ trong 8 tháng đầu năm 2019 vì bệnh dịch và đến cuối năm chỉ còn 45%, theo phân tích của ngân hàng Rabobank.

Tốc độ sụt giảm đàn lợn có thể sẽ chậm đi trong vài tháng tới do các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của chính phủ. Tuy nhiên, theo ngân hàng Hà Lan, sự không ổn định của thị trường thịt lợn Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn trong 3-5 năm tới.

Cho dù không gây hại sức khỏe người, dịch tả lợn châu Phi vô phương cứu chữa đối với đàn lợn, và cho đến nay chưa có vaccine phòng chống.

09-09-20_19374300-7544315-imge-12_1570403490960
Một người chăn nuôi lợn ở làng Tây Bạch Sơn, tỉnh Hà Bắc.

Dịch bùng phát lần đầu tiên tại châu Á hơn một năm trước, tại Trung Quốc, và nay đã lan ra hơn 50 quốc gia.

Do dịch bệnh, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc sẽ giảm 17% trong năm 2019. Nhưng Rabobank dự báo lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi sẽ hồi phục 8% vào năm 2020 khi các chủ trại tái đàn, bên cạnh đó là việc đầu tư nuôi các loại khác (gà, vịt).

Ngân hàng Rabobank cũng dự báo, tại Việt Nam, nhà sản xuất thịt lợn đứng thứ 6 thế giới, tính đến cuối năm nay, tổng đàn lợn sẽ bị hao hụt 25% do dịch tả lợn châu Phi. Theo ngân hàng này, tính từ tháng 2 đến nay, 18% số lợn nuôi đã chết.

(Kiến thức gia đình số 42)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.