| Hotline: 0983.970.780

Vì sao tin giả hấp dẫn người đọc hơn tin thật?

Thứ Bảy 18/06/2022 , 17:17 (GMT+7)

Tin giả (fake news) là một trong những vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Cuộc chiến chống fake news cần lắm những người đọc thông minh.

Buổi ra mắt sách 'Fake News & chống Fake News - Vì sao cái giả hấp dẫn hơn cái thật?' được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM và Trung tâm báo chí TP.HCM tổ chức sáng 18/6. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Buổi ra mắt sách “Fake News & chống Fake News - Vì sao cái giả hấp dẫn hơn cái thật?” được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM và Trung tâm báo chí TP.HCM tổ chức sáng 18/6. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cuốn sách "Fake news và chống fake news - Vì sao cái giả hấp dẫn hơn cái thật" được nhà báo Đỗ Đình Tấn “thai nghén” trong 2 năm thời điểm dịch Covid-19, được giới thiệu ra mắt độc giả sáng 18/6 tại Trung tâm báo chí TP.HCM. 

Nhà báo Đỗ Đình Tấn cho biết, tin giả (fake news) đã xóa bỏ ranh giới giữa cái chung và cái riêng; xóa bỏ giữa cái thật và cái giả, lấy cái thật làm cái giả, cái giả làm cái thật, cũng như quyền riêng tư của con người bị xâm phạm. Nó biến sự chú ý thành giá trị chứ không phải là tin thật, làm cho sự thật dần trở thành thứ yếu. Những hậu quả nguy hiểm ấy làm cho báo chí rơi vào khủng hoảng về mô hình kinh tế, niềm tin của công chúng. "Đó là hòn đá tảng, làm xói mòn niềm tin của công chúng vào truyền thông", ông Tấn nói.

Theo ông Tấn, mạng xã hội thiết kế không phải là một tờ báo, mà thiết kế là nơi hội tụ, tiếp nhận tất cả thông tin của tất cả mọi người, trong bối cảnh internet mở, ai cũng có thể đưa thông tin lên mà không phải quan tòa để ngồi xét cái gì thật, cái gì giả. Tin giả hiện lan cả vào trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong khoa học.

"Ai đưa tin, tin gì không còn có giá trị nữa, mà tin được nhiều like, nhiều lượt share, nhiều tương tác mới được xem là giá trị. Tin giả đạt nhiều tương tác thì thành ra nó cũng có giá trị bởi thực tế bắt nguồn từ tâm lý đám đông. Nhiều người có tâm lý muốn mình sớm biết tin, nên khi thấy tin mới, giật gân thì chia sẻ ngay; lại có loại "thầy bàn", thích bàn chuyện cho người khác nghe và cả tâm lý thiên kiến trong nhận thức, chính vì nhận thức lệch lạc từ lâu khiến bộ não ta lừa chính ta, nhà báo Đình Tấn phân tích.

Cũng theo ông Tấn tin giả còn là tiếng nói ngược dòng của những người bị mất tiếng nói. Bản thân tiếng nói đó thể hiện sự lo sợ, giận dữ của chính họ. 

Là một trong những người đầu tiên đọc bản thảo cuốn sách, nhà báo Phạm Thục cho biết, cuốn sách với ngồn ngộn thông tin mà tác giả đã nén lại với hơn 300 trang, đây có thể xem là cẩm nang cho các nhà báo hôm nay.

"Tin giả có đất sống khi tâm trạng người đọc giao động, có quá nhiều xúc cảm hoặc rơi vào hoàn cảnh không thể kiểm chứng thông tin thực. Tác hại của tin giả hiện chưa thể hình dung hết biên độ, bởi không chỉ tác động về mặt tâm lý mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, gây xáo trộn xã hội", nhà báo Phạm Thục nhận định.

Theo bà Thục, các bạn trẻ cần phân biệt nhà báo và các "nhà đưa tin" trên mạng xã hội; phân biệt đưa tin và nêu ý kiến. Tin tức của báo chí chính thống khác với các ý kiến trên những status (facebook); kết luận của bản tin cũng khác với suy luận trên mạng xã hội; và người có chức năng đưa tin khác với người thích gì thì đưa. "Hãy làm người đọc thông minh, hãy share chậm thôi, cẩn thận và cẩn trọng khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội", nhà báo Phạm Thục nói.

Cuốn sách "Fake news và chống fake news - Vì sao cái giả hấp dẫn hơn cái thật" tập trung vào vấn nạn tin giả tại Việt Nam cũng như thế giới. Cuốn sách lý giải nhiều câu hỏi liên quan đến fake news như vì sao cái giả hấp dẫn hơn cái thật? Vì sao cái giả dễ được tin là thật? Vì sao cái giả lại gây hậu quả và tác hại thật?

Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến cuộc chiến chống fake news trên khắp thế giới với nhiều giải pháp được nêu ra, từ những tư liệu cập nhật và những tham luận của các nhà nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo quốc tế ở Canada năm 2018.

Ở chương 1, cuốn sách giúp độc giả hiểu được fake news là một thông tin hoàn toàn giả hoặc bịa đặt, phóng đại hay bóp méo, xuyên tạc đến mức không còn là thật, xuất hiện dưới dạng tin tức báo chí, lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội qua việc chia sẻ, để đánh lừa công chúng nhằm đạt được một mục đích (chính trị, ý thức hệ, kinh tế, lợi ích…) nào đó.

Cuốn sách cũng lý giải cho việc con người dễ tin vào tin giả, một số nguyên nhân được đề cập tới theo nghiên cứu của nhà báo Bouchra Ouatik: Vì ta muốn khẳng định cái ta đã nghĩ; muốn tìm cách bảo vệ cái tôi của mình; bộ não chúng ta muốn đi tắt do lười... Một số cá nhân, tổ chức đã tạo ra fake news với những mục đích khác nhau về kinh tế, chính trị, ngoại giao...

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm