Nhiều công trình xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn đê sông Cầu, trong đó có ngôi nhà của em trai Chủ tịch UBND xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Còn UBND xã Tam Đa thì buông lỏng quản lý, dẫn đến công trình vi phạm dù được lực lượng chức năng phát hiện từ sớm vẫn ngày càng... phình to.
Thoạt nhìn ngôi nhà này… thì ai cũng nghĩ nó đang được xây dựng tại một khu đô thị với view hồ, view biển.
Oái oăm thay nó lại được xây dựng trên chính hành lang bảo vệ đê sông Cầu thuộc địa phận xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Theo quan sát tại tuyến đê này, chưa đầy 2km có đến hàng chục công trình nhà ở kiến cố đã.. đang… và tiếp tục được mọc lên.
Mỗi nhà một kiểu… nhà thì thò ra… nhà thì thụt vào. Nhưng tất cả đều có một điểm chung là.....cùng ‘vươn mình’ ra sông nhiều nhất có thể.
Phỏng vấn dân
Anh cái thằng này nó làm Chủ tịch xã không thì nó đã cuốc đi từ lâu rồi. Lâu rồi bao nhiêu khóa rồi, đất này nó là đất đấu vật của làng, nó mà kiện thì có mà đi tù.
Chẳng lấy làm khó hiểu… khi tại khu vực này… việc vi phạm hành lang an toàn đê sông Cầu lại diễn ra nhiều đến vậy…
Cũng vì thế mà giá xây dựng tại đây đã được đẩy lên cao bởi nhiều chi phí.
Phỏng vấn dân
Móng sâu, một tầng móng nó bằng hai tầng thường, mấy tỉ mới làm được nhà ở ngoài này.
Phỏng vấn dân
Giấy tờ sổ đỏ thì làm gì có, đấy xây như nhà này người ta vẫn xây thôi, bây giờ vẫn đang làm ầm ầm đây này.
Ít ai nghĩ việc xây dựng nhà ở khu vực hành lang an toàn đê lại dễ đến vậy.
Tiếp cận một công trình đang xây dựng… và đây là cách người phụ nữ này có thể xây dựng được nhà…
Phỏng vấn dân
Ông đấy hình như phải làm 4 tầng hay 5 tầng ấy. Ông ý làm Chủ tịch rồi ông ấy đi đình chỉ người khác ấy, cháu mà đang làm họ đến là phải mất tiền. như nhà cô độc có đổ mấy xe đất cũng phải mất tiền hôm nọ bắn một dọc tôn cũng phải mất 4 triệu đồng.
Thực tế tại khu vực này, người dân đã sinh sống ổn định từ hàng chục năm nay. Lợi dụng vào việc đó, nhiều người đã xem việc lấn chiếm đê để xây dựng nhà ở dễ như trở bàn tay.
Và cộng thêm một phần đến từ cách làm việc của chính quyền địa phương…
Ông NGUYỄN HOÀNG HẢI
Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Đúng nếu theo pháp lý thì là không được. Nhưng mà cái việc các hộ tranh thủ tối sớm có thể là làm việc xây trái phép, họ tranh thủ thì với chúng tôi ở xã với địa phương chưa được phối hợp nhuần nhuyễn lắm, họ có cơi nới, tranh thủ ra một chút cho nên là việc này cũng chưa hoàn thiện được, đấy là lỗi của chúng tôi trong việc quản lý trật tự xây dựng trong thời gian vừa qua.
Những hình ảnh này là minh chứng sắc nét nhất về cách vận hành công việc theo lối quan hệ… tiền tệ… và trì trệ… trong quản công trình xây dựng trên hành lang đê tại xã Tam Đa.
Diều này, đã khiến cho các cơ quan chuyên môn về đê điều của tỉnh Bắc Ninh ngán ngẩm khi nhắc đến cụm từ “bảo vệ hành lang đê” tại khúc sông này…
Ông ĐÀM PHƯƠNG BẮC
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Ninh
Tác nhân của của con nhiều, tức là cái việc anh xây dựng ra lòng sông thứ 2 là đổ chất thải, khi mà có vi phạm phát sinh chúng tôi đã lập biên bản báo chính quyền với góc độ Chi cục chúng tôi tham mưu Sở Nông nghiệp thường xuyên có văn bản báo cáo ủy ban dân tỉnh cũng như đôn đốc địa phương để giải quyết. Tuy nhiên cái việc giải quyết thì phải khẳng định là còn nhiều hạn chế, tức là chưa được triệt để và tỷ lệ giải quyết là chưa cao
Trong quá trình chúng tôi thực hiện phóng sự về mất an toàn hành lang đê sông Cầu. “Giá như” là hai từ được 6 hộ dân bị mất nhà vì sạt lở đê nhắc đến nhiều nhất.
Bởi trước đó ai cũng muốn nhà mình được lấn ra sông nhiều hơn. Và thiên tai thì chẳng bao giờ báo trước, chỉ khi nào mọi của cải đã nằm trọn dưới dòng sông thì người ta mới thực sự bừng tỉnh và nghĩ đến hai từ “giá như”.