Để mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm, huyện Cao Lộc triển khai các chương trình, mô hình ứng dụng kỹ thuật canh tác mới để bảo tồn và phát triển giống hồng không hạt đặc sản Bảo Lâm.
Bảo tồn, phát triển giống hồng không hạt bản địa
Năm 2012, sản phẩm quả hồng không hạt Bảo Lâm có tên trong Top 50 loại quả đặc sản của Việt Nam. Sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 3 xã Bảo Lâm, Thanh Loà, Thạch Đạn (huyện Cao Lộc).
Để mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm, huyện Cao Lộc đã triển khai các chương trình, mô hình ứng dụng kỹ thuật canh tác mới. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức về chỉ dẫn địa lý cho các địa phương trồng hồng không hạt Bảo Lâm.
Bảo tồn, phát triển giống hồng không hạt bản địa
Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá và kết nối kênh tiêu thụ sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hồng không hạt “Bảo Lâm”. Sản phẩm được kết nối, đăng tải trên các sàn thương mại điện tử, phân phối và bày bán tại chuỗi siêu thị trong cả nước.
Xác định cây hồng không hạt Bảo Lâm là một trong những cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, phát triển nhân rộng cây hồng không hạt Bảo Lâm đạt diện tích 550 ha, đến năm 2030, mở rộng diện tích tối thiểu lên 750 ha. Từ đó, góp phần bảo tồn một giống hồng bản địa gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử phát triển của địa phương