Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Cầu do mưa lũ. Khống chế đám cháy rừng núi Bàng. Hồ Sông Lũy phát huy hiệu quả đa mục tiêu. Xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt tăng mạnh.
Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Cầu do mưa lũ
Quang Linh sx
Đợt mưa lũ vừa qua, nước từ thượng nguồn đổ về, mực nước sông Cầu dâng cao gây ra tình trạng sạt lở bờ hữu, chiều dài khu vực sạt lở khoảng 868 m, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, tài sản, hoa màu, đất ở và sản xuất của 18 hộ dân với 70 nhân khẩu thuộc xóm Thanh Đàm, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
trước tình hình đó UBND tỉnh Thái Nguyên đã công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Cầu do mưa lũ gây ra thuộc địa bàn xã Nhã Lộng.
Tỉnh Thái Nguyên yêu cầu huyện Phú Bình và các đơn vị liên quan, thường xuyên cập nhật diễn biến cảnh báo theo tình hình thực tế, bố trí lực lượng canh gác 24/24.
Thông báo đến người dân những vị trí nguy hiểm, có nguy cơ mất an toàn khi có mưa lũ xảy ra, đồng thời tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức, chủ động phòng tránh khi xảy ra mưa lũ, kịp thời tổ chức sơ tán ngay các hộ dân trong khu vực có nguy cơ cao bị sạt lở đến nơi an toàn.
Đặc biệt, phải xây dựng phương án để xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở bờ sông Cầu tại xóm Thanh Đàm, xã Nhã Lộng.
Đám cháy rừng tại khu vực núi Bàng (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trach, Quảng Bình), xảy ra vào chiều ngày 9/8. Hơn 500 lượt cán bộ, chiến sỹ và lực lượng “4 tại chỗ” của địa phương cùng các phương tiện đã không quản khó khăn, vất vả lao vào điểm nóng để dập lửa, cứu rừng…
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt cao và gió Lào thổi mạnh nên ngọn lửa bùng phát nhanh. Đến 24 giờ ngày 9/8, các lực lượng mới khống chế được đám cháy.
Tuy nhiên, do gió lớn nên khoảng 13 giờ 30 ngày 10/8, đám cháy đã bùng phát trở lại. Huyện Quảng Trạch huy động gần 300 người gồm lực lượng bộ đội biên phòng, công an, dân quân tự vệ cùng phương tiện chia làm 4 mũi tiếp cận và khống chế đám cháy.
Đến 16 giờ chiều ngày 10/8, các điểm bùng phát lửa đã được khống chế. Thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 3ha cây bạch đàn, thông và keo tràm, đám cháy cũng là hư hỏng hoàn toàn 6 xe máy cùng một số thiết bị sản xuất. Nguyên nhân xảy ra đám cháy đang được cơ quan chức nắng xác minh làm rõ.
Hồ Sông Lũy phát huy hiệu quả đa mục tiêu
Kim Sơ sx
Theo Công ty Khai thác công trình Thủy lợi Bình Thuận, vào tháng 10/2022, hồ Sông Lũy tích nước đã phát huy hiệu quả đa mục tiêu. Theo đó, hồ không chỉ góp phần điều tiết nguồn nước trên lưu vực Sông Lũy, khai thác hiệu quả nguồn nước chạy máy phát điện kết hợp cấp về hạ du của nhà máy thủy điện Đại Ninh, bổ sung nguồn nước cho các hồ Cà Giây, Sông Quao, mà còn tiếp nước vào kênh chính hồ Lòng Sông góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu nước tưới cho hàng chục ngàn ha đất canh tác nông nghiệp, phục vụ dân sinh, công nghiệp và du lịch tại các địa phương khu vực phía Bắc tỉnh như Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và khu trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Thiết.
Được biết, hồ Sông Lũy là chứa lớn nhất của tỉnh Bình Thuận tính đến thời điểm hiện nay, có tổng dung tích gần 100 triệu m3 do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 7, thuộc Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư.
Xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt tăng mạnh
Minh Phúc khai thác
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quý II/2024, Việt Nam xuất khẩu được 6,19 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 25,95 triệu USD, so với quý II/2023 tăng 36,3% về lượng và tăng 8,8% về trị giá.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt. Trong đó, sản phẩm gia cầm, đặc biệt là các sản phẩm chế biến chín đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc… và một số thị trường thuộc Liên minh châu Âu.
Thời gian tới, dự báo, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, các mặt hàng xuất khẩu chính chủ yếu vẫn là thịt heo sữa đông lạnh, thịt heo đông lạnh, chân gà đông lạnh, thịt ếch đông lạnh…