Địa phương ở đâu khi heo lậu tràn qua biên giới? Tọa đàm ‘Nông nghiệp và Niềm tin’ huyện Lai Vung. Trang bị kiến thức chống khai thác IUU cho ngư dân. Ký kết bao tiêu sản phẩm lạc đỏ cho nông dân Quảng Bình.
Địa phương ở đâu khi heo lậu tràn qua biên giới?
Ngày 26/1 Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tổ chức hội nghị ngăn chặn, phát hiện và xử lý buôn bán, việc vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục có công điện, văn bản chỉ đạo rất cụ thể, nhưng tình trạng buôn lậu động vật sống từ nước ngoài vào nước ta vẫn diễn ra phức tạp tại một số địa phương, gây nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ghi nhận và đánh giá cao Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí phản ánh kịp thời tình hình buôn lậu heo qua biên giới. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là vai trò của các đại phương đang ở đâu khi để xảy ra tình trạng này?
Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công an phối hợp, hỗ trợ chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh nào tỉnh đó cần chủ động ngăn chặn, phát hiện và xử lý buôn bán, việc vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam. heo lậu, heo lậu.
Tọa đàm ‘Nông nghiệp và Niềm tin’ huyện Lai Vung
Kiều Trang- Hồ Thảo Sản xuất
Trong khuôn khổ ngày hội Nông sản Lai Vung, UBND huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình tọa đàm “Nông nghiệp và Niềm tin”.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Hữu Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Lai Vung kỳ vọng, chương trình sẽ góp phần tạo lòng tin cho người tiêu dùng trên mọi vùng miền đất nước đối với nông sản tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Lai Vung nói riêng.
Từ đó, gia tăng giá trị sản phẩm và tạo động lực cho các đơn vị sản xuất trong việc hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh chương trình tọa đàm, sự kiện còn diễn ra hoạt động ký kết ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng HTX trên địa bàn huyện Lai Vung nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản và phát triển du lịch địa phương cho các mặt hàng hoa kiểng, quýt hồng và các loại nông sản khác
Trang bị kiến thức chống khai thác IUU cho ngư dân
Lê Bình sản xuất
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống khai thác IUU cho 500 cán bộ, đảng viên, trưởng khu phố, công chức, viên chức và bà con ngư dân trên các tàu cá trên địa bàn thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.
Tại các buổi tuyên truyền, báo cáo viên của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tập trung thông tin đến các chủ phương tiện tàu thuyền, ngư dân những nội dung chính về: Quy định của pháp luật trong phòng, chống khai thác IUU; các quy định của Ủy ban Châu âu EC về khai thác hải sản, 12 hành vi khai thác vi phạm IUU và tổ chức phát 500 tờ rơi, sổ tay tuyên truyền các loại.
Qua đó, nâng cao nhận thức và động viên người dân chung tay cùng các cấp ủy, chính quyền sớm gỡ thẻ vàng EC
Ký kết bao tiêu sản phẩm lạc đỏ cho nông dân Quảng Bình
Tâm Phùng- Tâm Đức sản xuất
Sáng 26/1, tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra lễ ký kết bao biểu sản phẩm giống lạc đỏ cho bà con miền núi Trường Sơn.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp phần 2 của Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ được thực hiện trong thời gian 5 năm từ tháng 7/2020 và do Tổ chức Helvetas Việt Nam phụ trách.
Theo nội dung được ký kết, dự án sẽ hỗ trợ cho bà con giống, quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ và tìm kiếm đối tác ký kết thu mua sản phẩm.
Đại diện Hợp tác xã nông nghiệp Trường Sơn cho biết, vụ đông xuân năm nay, bà con gieo trồng hơn 120 ha giống lạc đỏ do dự án cung cấp giống. Các doanh nghiệp đã ký thu mua với giá sàn là 25 ngàn đồng mỗi ký lạc khô. Nếu năng suất lạc trung bình đạt 4 tấn mỗi ha thì bà con có doanh thu đạt 100 triệu đồng mỗi ha.