Độc đáo mô hình nuôi ốc bằng bèo tấm và rong rêu. Giá cà phê lập lỷ lục lịch sử mới. Tây Ninh hỗ trợ 3 triệu đồng/ha liên hết chuỗi giá trị lúa gạo. Khuyến cáo ngư dân chấp hành quy định về cải hoán tàu cá.
Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, đến nay ông Phạm Trung Thành ở xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã mở rộng đầu tư trang trại nuôi ốc nhồi với diện tích rộng gần 2,5 hécta và gặt hái thành công.
Hiện trang trại nuôi ốc nhồi của gia đình ông Thành có quy mô lớn nhất huyện Tứ Kỳ, ốc nhồi thịt được nuôi hơn 3 tháng sẽ cho thu hoạch, một năm 2 lứa, mỗi năm trang trại cung cấp ra thị trường 12 tấn ốc, với giá bán buôn từ 80 đến 100 nghìn đồng/1 kilôgam, ốc thu hoạch được bao nhiêu là thương lái mua đến đó. Gia đình ông đang có một mẫu ruộng để nuôi bèo tấm và rong rêu làm thức ăn cho ốc.
Gía cà phê lập lỷ lục lịch sử mới
Minh Phúc khai thác
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, toàn bộ 9 mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đều đồng loạt tăng giá. Trong đó, hai mặt hàng cà phê “rủ nhau” lập đỉnh mới, nối dài đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp. Cụ thể, giá cà phê Arabica tăng 0,3%, tiến sát mức giá cao nhất hai năm rưỡi đã ghi nhận vào giữa tháng 7; giá cà phê Robusta phá vỡ kỷ lục vừa hình thành ở phiên trước, tạo mức đỉnh lịch sử mới khi gần chạm tới mốc 5.000 USD/tấn.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay 22/8, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ diễn biến đồng pha với giá thế giới khi bất ngờ tăng hơn 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện dao động khoảng 119.000 - 119.800 đồng/kg.
Tây Ninh hỗ trợ 3 triệu đồng/ha liên hết chuỗi giá trị lúa gạo
Trần Phi - Trần Trung sản xuất
Tây Ninh hiện có khoảng 150.000 hecta lúa sản xuất 3 vụ mỗi năm. Nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, tỉnh đã triển khai Dự án liên kết sản xuất, xay xát và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao.
Dự án thu hút gần 600 hộ nông dân trên diện tích hơn 2.000 ha, mỗi hecta nhận hỗ trợ 3 triệu đồng từ tỉnh. Công ty Đức Thành đứng đầu chuỗi, chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân bổ nguồn lực, giúp nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm lúa.
Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh rằng dự án có ý nghĩa quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp, đảm bảo đầu vào và đầu ra ổn định cho các hợp tác xã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Khuyến cáo ngư dân chấp hành quy định về cải hoán tàu cá
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, những năm qua bên cạnh công tác tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở các chủ tàu trang bị các thiết bị cứu hộ, cứu nạn, công tác tuyên truyền các quy định về cải hoán tàu cá luôn được tỉnh Sóc Trăng quan tâm, nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển.
Ông Lư Tấn Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 1000 tàu đánh bắt thủy hải sản. Phần lớn các tàu làm bằng gỗ và các thiết bị máy móc đều đã cũ nên không đảm bảo hoạt động lâu ngày trên biển. Trong 1000 tàu đang hoạt động có gần 20 tàu cá có nhu cầu cải hoán, đóng mới, nhưng toàn tỉnh chỉ có một cơ sở sửa chữa, đóng tàu với công suất còn hạn chế. Thời gian qua, ngành nông nghiệp thường xuyên tuyên truyền đến các chủ tàu cá và bà con ngư dân tham gia hoạt động khai thác thủy sản, chấp hành tốt quy định cải hoán, đóng mới để đảm bảo tàu đạt chất lượng an toàn cho mỗi chuyến vươn khơi đánh bắt.