Đồng bộ kỹ thuật, giảm giá thành cho ngành thủy sản. Trồng na Thái cho thu nhập 50 triệu/công. Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV. Áp dụng quy tắc ‘4A’ trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
Đồng bộ kỹ thuật, giảm giá thành cho ngành thủy sản
Kim Anh - Hồ Thảo
Sáng 9/9, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị “Bàn giải pháp phát triển nuôi trồngthủy sản trong bối cảnh mới”, với mục tiêu “mổ xẻ” các yếu tố cần thiết cơ cấu ngành thủy sản trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 8 tháng qua, trong đó có sự đóng góp lớn của xuất khẩu rau củ quả và lúa gạo. Riêng đối với lĩnh vực thủy sản hiện xuất khẩu chỉ đạt 5,89 tỷ USD, giảm 25,4%, Thứ trưởng nhấn mạnh nếu không duy trì được đà tăng trưởng, tăng tốc xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn ngành.
Đồng thời đề nghị các địa phương, doanh nghiệp tập trung giải quyết các yếu tố kỹ thuật một cách đồng bộ để giảm giá thành sản xuất. Bởi nếu vẫn giữ cách làm cũ trong bối cảnh mới sẽ không nâng cao được sức cạnh tranh cho ngành thủy sản Việt Nam.
Trồng Na Thái cho thu nhập 50 triệu/công
Thời gian gần đây nhiều nông hộ ở Huyện Phụng Hiệp đã mạnh trồng giống na Thái vào canh tác đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội.
Theo ông Võ Quốc Tuấn, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Cây Na Thái là giống Na có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chịu úng chịu hạn cao. Trung bình diện tích 1000m2 có thể trồng được khoảng 100 cây, trồng 18 tháng sẽ bắt đầu cho trái. Chu kỳ ra hoa đậu trái của na Thái khoảng 4,5 tháng nên một năm có thể thu hoạch hai vụ trái. Với giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg (tùy thời điểm), trừ hết chi phí mỗi vụ cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng/công.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết, cây Na Thái được bà con trồng xen trong vườn cây ăn trái hoặc rau màu những nơi đất trống. Do giá trị kinh tế cao nên cà na cho nhu nhập ổn định, giúp bà con có thêm kinh phí để trang trải cuộc sống cũng như có thêm tiền để đầu tư cho vườn cây.
Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV
Thực hiện: Vũ Đình Thung
Tối ngày 8/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức lễ Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 năm 2023 tại Bình Định.
Ngày hội diễn ra từ ngày 8-11/9 với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển”, có sự tham gia của 11 đoàn thuộc khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây là một sự kiện văn hóa với quy mô lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền Trung; góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Áp dụng quy tắc ‘4A’ trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Thanh Nga sx
Thay vì nuôi tôm bị động trước thời tiết, môi trường, vừa qua hộ anh Lê Đình Sáng ở xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên diện tích 0,8 ha.
Mô hình được Trung tâm khuyến nông quốc gia hỗ trợ giống, thức ăn, kỹ thuật. Kết quả sau gần 3 tháng nuôi trồng cho thấy, tỷ lệ sống của tôm cao hơn ngoài mô hình 15%; hình thành ý thức nuôi tôm đảm bảo quy tắc ‘4A” cho chủ cơ sở gồm: An toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn thực phẩm và an sinh xã hội.
Xét về hiệu quả kinh tế, theo ước tính của anh Sáng, sản lượng tôm thu hoạch đạt khoảng 25 tấn, cao hơn so với giai đoạn gia đình anh nuôi trong ao đất khoảng 7 tấn. Tuy nhiên, giá tôm hiện nay khá rẻ nên sau khi trừ chi phí, lợi nhuận không đáng kể.