Đưa Bạc Liêu thành trung tâm công nghiệp tôm cả nước. Ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội trước thách thức đô thị hóa. Hoa ly Đà Lạt nở sớm do thời tiết thất thường. Giá hành tây ở Philippines đắt hơn thịt bò.
ĐƯA BẠC LIÊU THÀNH TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP TÔM CẢ NƯỚC
Chia sẻ tại Hội nghị “Tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu sáng 10/1, ông Phạm Văn Thiều, chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Năm 2022, mức tăng trưởng của ngành ngành nông nghiệp Bạc Liêu đạt 5%, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh đạt 9,6%.
Hiện nay, Tỉnh đã xác định và đang chỉ đạo triển khai thực hiện “Nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo” là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trong đó, sớm đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm cả nước, xây dựng và phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn và liên kết bao tiêu lúa gạo; xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, phát triển thương hiệu lúa gạo, tôm chất lượng cao mang thương hiệu Bạc Liêu. công nghiệp tôm . công nghiệp tôm
NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HÀ NỘI TRƯỚC THÁCH THỨC ĐÔ THỊ HÓA
Sáng 10/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chăn nuôi, thú y 2022 và triển khai kết hoạch, nhiệm vụ 2023.
Phát biểu tại Hội nghị ông Nguyễn Ngọc Sơn Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, năm 2022, địa bàn Thủ đô không xảy ra ổ dịch lớn, 8/12 quận dc công bố vùng an toàn bệnh dại và không có trường hợp tử vong vì bệnh dại. Đặc biệt, Hà Nội vẫn duy trì có ngành chăn nuôi phát triển nhất cả nước.
Qua đó, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của Thủ Đô và đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho người dân.
Dự báo năm 2023 công tác phát chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn Thành phố gặp không ít khó khăn thách thức khi tốc độ đô thị hóa quá nhanh, 5 huyện có số lượng chăn nuôi lớn đã có lộ trình lên quận, Ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội sẽ nghiên cứu và có kế hoạch cụ thể để vừa đảm bảo cung cấp nhu cầu về thực phẩm vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh trên địa bàn thủ đô.
HOA LY ĐÀ LẠT NỞ SỚM DO THỜI TIẾT THẤT THƯỜNG
Ông Nguyễn Đức Cứ, Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết, thời tiết năm nay khác thường, mưa nhiều, nhưng từ 18 tháng chạp âm lịch, thị trường hoa tết Đà Lạt bắt đầu rộn ràng, khi nhiều thương lái thu mua hoa đóng đi Hà Nội, các tỉnh miền Bắc...
Diện tích hoa xuống giống phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 của TP.Đà Lạt đạt 834 ha, tăng 89 ha so với Tết Nhâm Dần. Trong đó, hoa cúc các loại chiếm 260 ha, hoa hồng 90 ha, hoa đồng tiền 70 ha, hoa lily 30 ha…, sản lượng tiêu thụ dự kiến gần 200 triệu cành.
Theo các nhà vườn, do thời tiết thất thường nên trước Tết Quý Mão 2 tuần có khoảng 30% diện tích lily nở sớm. Nhà vườn phải bán rẻ 30.000 - 40.000 đồng/bó 5 cành loại thường và 60.000 - 70.000 đồng/bó 5 cành lily loại 5 hoa trên 1 cành,
GIÁ HÀNH TÂY Ở PHILIPPINES ĐẮT HƠN THỊT BÒ
Bộ Nông nghiệp Philippines đang có kế hoạch nhập khẩu 22.000 tấn hành tây để tăng nguồn cung và hạ giá thành trong nước trong nước do giá nguyên liệu tăng cao.
Theo Hãng tin Bloomberg, Philippines tiêu thụ khoảng 17.000 tấn hành mỗi tháng. Hành tím được bán với giá 650 peso/kg tương đương hơn 276.000 đồng và hành tây có giá 600 peso/kg tương đương khoảng 255.000 đồng.
Dữ liệu giá bán lẻ các mặt hàng nông sản từ 5/1 của Bộ Nông nghiệp cho thấy, mức giá này cao gấp ba lần giá thịt gà và cao hơn 25% so với thịt bò.
Hành tây là một phần quan trọng trong ẩm thực Philippines cùng với tỏi. Giá cả tăng đột biến đang ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng trong những ngày cuối năm.