Lần đầu tiên nông dân nhận được tiền thưởng nhờ canh tác giảm phát thải. Hồ Tây xả nước, sông Tô Lịch trở nên trong xanh. Kéo xe thồ qua vùng ngập nước, người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày. Thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động tại huyện nghèo nhất Thanh Hóa.
Sáng nay 30/7, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ phối hợp với Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI, tổ chức trao thưởng thí điểm cho cuộc khảo sát về canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính. Đây là lần đầu tiên ở nước ta, nông dân canh tác lúa giảm phát thải khí CO2 được nhận thưởng chính thức bằng tiền mặt.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong vụ lúa đông xuân từ tháng 12/2023 đến tháng 4/2024, thu hút 100 hộ nông dân tham gia. Ban Tổ chức đã chọn ra 38 hộ để trao thưởng đợt này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 30 hộ giảm được dưới 1 tấn CO2 tương đương/1 héc ta và 8 hộ giảm đươc trên 1 tấn CO2 tương đương/1 hecta.
Tất cả nông dân thuộc nhóm nghiên cứu đã áp dụng nguyên tắc 1 phải là sử dụng giống xác nhận; hơn 40 nông dân đã giảm lượng giống và phân hóa học; 100% nông dân áp dụng ngập khô xen kẽ và sử dụng máy gặt đập liên hợp. Kết quả giảm phát thải này chủ yếu nhờ vào việc giảm sử dụng phân đạm, giảm đốt rơm, và áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ.
Trong những ngày qua, ghi nhận dọc tuyến sông Tô Lịch, nước trở nên trong xanh và bớt mùi hôi thối nhờ được cấp lượng lớn nước từ hồ Tây xả vào liên tục.
Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, từ ngày 29/7, công ty bắt đầu xả nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch.
Dòng sông này chảy qua địa bàn Hà Nội, có lịch sử lâu đời, gắn với kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nguồn nước của sông chủ yếu là nước thải từ các khu dân cư 2 bên lưu vực, thường xuyên ô nhiễm, màu nước đen kịt. Dòng nước chỉ trở nên trong xanh khi có nước từ hồ Tây xả vào.
Dùng xe bò bắc cầu tạm qua đoạn quốc lộ 91 bị ngập
Thảo Phương sx
Thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động tại huyện nghèo nhất Thanh Hoá
Anh Toản sx
Quang Chiểu là xã vùng biên giới ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa. Những năm gần đây, cuộc sống của người dân Quang Chiểu có nhiều thay đổi nhờ xuất khẩu lao động. Hiện nay, cả 13 bản của Quang Chiểu đều có người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản với tổng số 249 lao động, đông nhất là bản Pùng, bản Xim. Thống kê đến hết năm 2023, riêng xuất khẩu lao động, lượng tiền gửi về địa phương đã hơn 80 tỷ đồng, chưa kể thanh niên trai, gái trong xã cũng có tới 1.000 người đi làm ở các công ty, xí nghiệp trong nước như: da giày, may mặc, nghề điện, nghề xây dựng... Tính đến tháng 7/2024 số tiền lao động xuất khẩu gửi về địa phương đã đạt hơn 60 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ở Quang Chiểu giảm từ 78% (năm 2010) xuống còn hơn 20% (năm 2023). Toàn xã có khoảng 200 căn nhà khang trang kiêm cố giá trị từ 700 đến 800 triệu đồng. Một số hộ dân có tiền gửi ngân hàng từ vài trăm triệu trở lên.