Kích hoạt giá trị sản phẩm OCOP để nâng cao thu nhập, tạo thêm việc làm. Ngành nông nghiệp đạt thặng dư 8 tháng đầu năm 6,34 tỷ USD. Xây dựng hồ chứa nước ngọt lớn nhất Cà Mau phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng Tháp sẽ thu 980 triệu USD từ xuất khẩu cá vào 2025.
KÍCH HOẠT GIÁ TRỊ SẢN PHẨM OCOP ĐỂ NÂNG CAO THU NHẬP, TẠO THÊM VIỆC LÀM
Phát biểu tại buổi làm việc với sở NN-PTNT tỉnh Nam Định chiều 5/9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng,Nam Định có nhiều sản phẩm OCOP sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, địa phương cần tận dụng cơ hội này để kích hoạt các giá trị sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân. Muốn làm được điều đó, Nam Định cần xây dựng thương hiệu nông sản dựa trên thế mạnh của địa phương.Đồng thời, tạo ra tổ hợp không gian tích hợp văn hóa, du lịch, nông nghiệp để các lĩnh vực bổ trợ cho nhau, cùng phát triển.Về lĩnh vực nông thôn mới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý, đích đến cuối cùng của xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con, từ đó người dân cảm thấy hạnh phúc và tự hào về quê hương mình, chứ không phải là tỉnh Nam Định có bao nhiêu xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.Tính đến hết năm 2021, tỉnh Nam Định có 251 sản phẩm OCOP sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Đây cũng là địa phương được Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và chương trình OCOP, sản phẩm OCOP.
NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẠT THẶNG DƯ 8 THÁNG ĐẦU NĂM 6,34 TỶ USD
Phát biểu tại buổi họp báo thường kì Bộ NN-PTNT chiều 5/9, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, trong 8 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã xuất khẩu 36,3 tỷ USD tăng 13,2%, nhập khẩu gần 29 tỷ USD, tăng 3,6%; thặng dư 6,34 tỷ USD tăng 195% so với cùng kì năm ngoái. Mục tiêu của ngành nông nghiệp năm nay là vượt mức xuất khẩu 50 tỷ USD mà chính phủ đã giao. Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, lạm phát cao, đây là một nhiệm vụ có tính thách thức lớn với toàn thể ngành nông nghiệp. Bộ sẽ rà soát kĩ lưỡng các vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc từ đó đưa ra chỉ đạo cần thiết để đạt được mục tiêu xuất khẩu 50 tỷ USD.
XÂY DỰNG HỒ CHỨA NƯỚC NGỌT LỚN NHẤT CÀ MAU PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Để khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, tỉnh Cà Mau đang triển khai dự án “Hồ chứa nước ngọt” với tổng vốn đầu tư 184 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.Hồ chứa nước ngọt là công trình thuộc Tiểu dự án 8 “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm – rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau” của Dự án chống chịu khí hậu bền vững và sinh kế bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long, được đầu tư bằng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Đây là hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau với diện tích mặt thoáng hồ 60ha, dung tích 3,85 triệu m3, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 113.000 người dân ở huyện U Minh.
ĐỒNG THÁP SẼ THU 980 TRIỆU USD TỪ XUẤT KHẨU CÁ TRA VÀO 2025
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra đến năm 2025. Trong đó, sẽ có 1.225 ha sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp sản xuất tốt và giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 980 triệu USD mỗi năm.Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành hàng cá tra sẽ có 100% cơ sở nuôi được số hóa mã nhận diện theo quy định; 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định.Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đề ra chỉ tiêu có 60% diện tích vùng nuôi có hệ thống xử lý nước thải, bùn thải theo quy định; 100% nguồn nước cấp trên dòng sông chính được quan trắc thường xuyên theo quy định vào 2025; 85-90% cơ sở nuôi cá tra cung ứng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.