Mở rộng phạm vi quản lý sâu keo mùa thu bền vững. Giảm rủi ro sức khỏe từ thương mại động vật hoang dã. Chăn nuôi bò thịt theo chuỗi còn chiếm tỷ trọng thấp. Đắk Nông hướng tới mục tiêu 1.000ha cà phê đặc sản.
Sáng 19/12, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức Hội nghị tổng kết dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng “mở rộng phạm vi quản lý sâu keo mùa thu bền vững tại Việt Nam”.
Đọc: Phương Thảo, Ngọc Vũ; Dựng: Trần Anh
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, từ năm 2019, sâu keo mùa thu chính thức xuất hiện ở Việt Nam, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra 58 tỉnh, thành với tổng diện tích hơn 76.000 ha ngô đã bị gây hại. Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xây dựng quy trình phòng trừ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp, mở các lớp tập huấn để hướng dẫn nông dân. Nhờ đó, diện tích ngô bị sâu keo mùa thu gây hại giảm dần, tính đến năm 2023 chỉ còn 8.000 ha, mức độ gây hại nhẹ.
Được sự hỗ trợ của FAO, Bộ NN-PTNT đã triển khai dự án mở rộng quản lý sâu keo mùa thu. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp bổ sung các biện pháp, tài liệu thông tin, giúp ngành bảo vệ thực vật, địa phương, người dân phòng chống sâu keo mùa thu hiệu quả hơn.
Cách tiếp cận của dự án rất thiết thực khi định hướng quản lý sâu keo mùa thu theo hướng sử dụng biện pháp giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc BVTV hóa học, bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân.
Giảm rủi ro sức khỏe từ thương mại động vật hoang dã
Thanh Thủy sx
Sáng nay, Bộ NN-PTNT thông qua Ban thư ký Đối tác Một sức khỏe phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) chủ trì Hội thảo nâng cao nhận thức về phương pháp tiếp cận Một sức khỏe nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật sang người phát sinh từ gây nuôi động vật hoang dã và tổng kết Dự án "Giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam.
Ông Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế đánh giá Đây là một Dự án quy mô nhỏ, nhưng xử lý và hỗ trợ tốt một số nhiệm vụ phòng chống đại dịch, cụ thể là giảm thiểu rủi ro sức khỏe phát sinh từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam. Để tăng cường nỗ lực của Chính phủ trong đảm bảo an ninh sinh học tại các trang trại gây nuôi động vật hoang dã, nhiều khuyến nghị chính sách và hướng dẫn kỹ thuật đã được xây dựng và sẵn sàng thực hiện.
CHĂN NUÔI BÒ THỊT THEO CHUỖI CÒN CHIẾM TỶ TRỌNG THẤP
Cũng trong sáng nay, Cục Chăn nuôi tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt của Việt Nam. Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện nay hoạt động chăn nuôi bò đang đối diện với nhiều khó khăn như: tỷ suất đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài, thời gian thu hồi vốn chậm. Bên cạnh đó, chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán chiếm tỷ lệ cao.
Ngành chăn nuôi đặt ra mục tiêu đến năm 2030, đàn bò thịt ổn định ở quy mô từ 6,5 đến 6,6 triệu con; và khoảng 30% số lượng bò được nuôi trong trang trại. Đồng thời, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường. Nâng cao các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Đắk Nông phấn đấu đến năm 2025, phát triển khoảng 1.000ha cà phê đặc sản, với sản lượng cà phê nhân chọn lọc từ 530 tấn/năm trở lên. Các vùng cà phê đặc sản được hình thành có ít nhất 1 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ổn định.à phê đặc sản phải xuất phát từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt. Khi thử nếm, cà phê phải có hương vị riêng và đạt từ 80/100 điểm trở lên theo đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới, Viện Chất lượng cà phê thế giới.