Năng suất kịch trần, Thái Bình xây dựng thương hiệu lúa gạo để nâng giá trị. Việt Nam - Hà Lan chung tay phát triển ngành hàng rau quả bền vững. Xóa bỏ tập quán chăn nuôi gia súc tại nhà. Bước vào cao điểm sâu bệnh phát sinh trên cây quế.
Năng suất kịch trần, Thái Bình xây dựng thương hiệu lúa gạo để nâng giá trị
Sáng 2/3, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị phát triển thị trường lúa gạo tỉnh Thái Bình.Thái Bình là tỉnh có diện tích gieo cấy lúa lớn trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, với diện tích khoảng 155.000 ha, sản lượng thóc đạt khoảng 1 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 40% sản lượng tiêu thụ tại tỉnh, 60% bán trong nước và xuất khẩu.Từ những lợi thế và truyền thống trong sản xuất nông nghiệp, địa phương này đã xác định nông nghiệp là trụ cột phát triển chính với sự tập trung vào ngành hàng lúa gạo.Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho rằng, trong bối cảnh năng suất đã kịch trần, giá trị chưa cao, chắc chắn sẽ không thể thu hút được người dân gắn bó với đồng ruộng. Bài toán cũng như yêu cầu bức thiết đặt ra là phải nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển, nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo địa phương. Do đó không cách nào khác ngoài việc phải xây dựng thương hiệu lúa gạo Thái Bình để tiếp cận được nhiều thị trường hơn. thương hiệu lúa gạo. thương hiệu lúa gạo.
VIỆT NAM – HÀ LAN CHUNG TAY PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG RAU HOA QUẢ BỀN VỮNG
Chia sẻ tại Hội thảo “Việt Nam – Hà Lan chung tay phát triển ngành hàng rau hoa quả bền vững” diễn ra bên lề Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 5 chuyên ngành sản xuất và chế biến Rau, Hoa, Quả tại Việt Nam - HortEx Vietnam 2023, ông Daniel Coenraad Stork, Tổng lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cho rằng, những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay đòi hỏi chúng ta có những giải pháp tốt hơn, mạnh mẽ hơn để nông nghiệp phát triển bền vững, giảm dấu ấn nông nghiệp lên môi trường.Để cân bằng nhu cầu sản xuất nhiều hơn khi dân số ngày càng tăng, Hà Lan đã và đang tiếp tục là đối tác của Việt Nam với những sản phẩm, công nghệ tiên tiến cùng với đó là cam kết thúc đẩy ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
XÓA BỎ TẬP QUÁN CHĂN NUÔI GIA SÚC TẠI NHÀ
Chăn thả, nuôi nhốt trâu, bò xung quanh nơi ở là tập quán lâu đời của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lộc Ninh nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. Tuy nhiên, với quyết tâm cải thiện môi trường sống, hướng đến xây dựng, tạo mỹ quan cho vùng nông thôn, thời gian qua, huyện Lộc Ninh đã tập trung tuyên truyền, hỗ trợ nguồn lực, triển khai di dời chuồng trại ra xa nơi ở, khu dân cư trong vùng đồng bào DTTS. Bà Lê Thị Ánh Tuyết PCT UBND huyện Lộc Ninh cho biết, toàn huyện có tổng đàn gia súc trên 100 nghìn con, trong đó, trâu, bò khoảng trên 20.000 con. Được thực hiện từ cuối năm 2021, đến nay , qua quá trình tuyên truyền, vận động, 910/910 chuồng trại chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn huyện đã được di dời với tổng đàn 4.578 con.Tổng kinh phí cho công tác di dời là 2,17 tỷ đồng.
BƯỚC VÀO CAO ĐIỂM SÂU BỆNH HẠI PHÁT SINH TRÊN CÂY QUẾ
Tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, hiện nay xuất hiện hiện tượng cây quế bị khô mép lá và giữa lá gây hại trên diện rộng. Sở NN-PTNT Lào Cai đã kiểm tra, lấy mẫu phân tích bệnh phẩm để xác định nguyên nhân nấm gây bệnh.Ngoài ra, bệnh phấn trắng cũng xuất hiện và gây hại trên cây quế rải rác tại một số xã của các huyện trong tỉnh.Dự báo từ giờ đến giữa tháng 3 sẽ là cao điểm sâu bệnh hại phát sinh trên cây quế như bệnh khô đầu lá, bệnh phấn trắng; sâu đo, bọ trĩ, bọ cánh cứng… Do đó, Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai vừa có văn bản khẩn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp các địa phương khẩn trương kiểm tra các rừng quế, khoanh vùng các diện tích quế bị sâu, bệnh gây hại và hướng dẫn chủ rừng áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại hiệu quả.