Nông dân đua nhau tham gia mô hình trồng lúa giảm phát thải tại Đồng Tháp. Hà Tĩnh: 622 cơ sở có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn hiệu lực. Nghi Lộc xảy ra 2 vụ cháy rừng trong 1 tuần. Làm chủ công nghệ sản xuất cây mầm rong sụn.
Nông dân đua nhau tham gia mô hình lúa giảm phát thải tại Đồng Tháp
Lê Hoàng Vũ sản xuất
Ngày 29/8, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đã thực địa mô hình sản xuất lúa theo Đề án 1 triệu ha tại hợp tác xã Thắng Lợi, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.Đây là HTX đầu tiên thí điểm Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại tỉnh Đồng Tháp, diện tích 43ha, với 20 hộ dân tham gia.Mô hình thực hiện trong vụ thu đông năm 2024, sử dụng giống lúa OM18, áp dụng quy trình canh tác bền vững như sạ cụm, sạ hàng kết hợp vùi phân, giảm giống.Dự kiến năng suất bình quân đạt 6,9 tấn/ha, sản lượng bình quân ước đạt 300 tấn. Ước lợi nhuận mô hình cao hơn 2.255.000 đồng/ha (106,34%) so với đối chứng, đặc biệt là thu nhập tăng thêm 800.000 đồng/ha so với đối chứng từ việc bán rơm sau thu hoạch.Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, ở mô hình của HTX Thắng Lợi, việc nông dân xin tham gia mô hình ngày càng nhiều, đây là một điều khá hiếm so với các mô hình trước đây bởi việc vận động nông dân tham gia vào rất khó khăn. Cùng với việc giảm 30% chi phí sản xuất, việc mô hình bước đầu hình thành được cơ chế liên kết sản xuất với doanh nghiệp đảm bảo đầu ra ổn định và nông dân trồng lúa có lãi.
Hà Tĩnh: 622 cơ sở có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn hiệu lực
Thann Nga sx
Thực hiện kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thuỷ sản năm 2024, từ đầu năm đến nay Sở NN-PTNT Hà Tĩnh giao các đơn vị trực thuộc phối hợp cơ quan chức năng thành lập các đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Qua kiểm tra 622 lượt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã phát hiện 23 trường hợp vi phạm, phạt tiền 11 trường hợp với số tiền hơn 71 triệu đồng. Ngành chức năng cũng tiến hành rà soát, thẩm định cấp và cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho 81 cơ sở, nâng tổng số cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực lên 622 cơ sở, đạt tỷ lệ hơn 98%. Thời gian tới ngành nông nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nghi Lộc xảy ra 2 vụ cháy rừng trong 1 tuần
Khánh Nghệ An
Vào 9 giờ ngày 29/8, tại khu vực rú Nhọn thuộc địa phận xóm 1, xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An xảy ra cháy rừng thông xen keo. Lãnh đạo xã Nghi Công Nam cho biết, từ thông tin cấp báo của nhân dân, chính quyền địa phương đã khẩn trương báo cáo cho cấp trên cùng các đơn vị có liên quan tiếp cận hiện trường.Tuy nhiên đám cháy xảy ra vào buổi trưa khi nền nhiệt duy trì ở mức cao, hiện trường lại là đồi núi dốc, kết hợp gió nam thổi mạnh nên công tác tiếp cận, ứng phó gặp nhiều khó khăn. Với sự nỗ lực của các bên, đến khoảng 12 giờ cùng ngày đám cháy cơ bản đã được khống chế. Hiện nguyên nhân vụ việc đang được làm rõ. Trước đó, vào ngày 23/8 tại khoảnh 1, tiểu khu 960 thuộc địa bàn xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc cũng xảy ra cháy rừng với quy mô khoảng 2 ha. Không chỉ thiệt hại về rừng, vụ cháy còn khiến cho 1 nhân viên của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc bị bỏng nặng.
Làm chủ công nghệ sản xuất cây mầm rong sụn
Đình mười sx
Để thúc đẩy nghề trồng rong sụn và nâng cao chất lượng cây giống rong biển, Viện Nghiên cứu Hải sản đã cải tạo và phục tráng nguồn giống cây rong sụn thông qua các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô - tế bào trên đối tượng cây rong này. Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Hải sản đã làm chủ được công nghệ sản xuất cây mầm rong sụn và cung ứng nguồn giống phục vụ sản xuất. Đến nay, đơn vị đã làm chủ được công nghệ sản xuất và nhân nhanh giống rong sụn
Cây mầm rong biển chất lượng cao, sau đó được có thể được sử dụng để làm vật liệu phát triển nguồn giống rong biển phục vụ sản xuất thông qua quy trình nhân nhanh và tái sinh sinh dưỡng, với số lượng lớn, phục vụ công tác trồng thâm canh, đại trà với mục đích thương mại.