Nhiều hộ dân ở xã Sùng Phài (Lai Châu) dùng nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi vỗ béo rồi bán cho thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên, do đóng cửa khẩu nên việc vận chuyển gặp khó khăn, bán trong nước thì không có lãi.
Theo anh Tẩn A Tủa ở bản Lùng Thàng, xã Sùng Phài thì con trâu to nhất trong đàn hiện nay thương lái bên Trung Quốc trả 135 triệu nhưng không có cách nào đưa sang vì cửa khẩu không mở, còn bán trong nước chỉ được trên 70 triệu đồng. Anh Tủa cho biết, gia đình bắt đầu xây dựng chuồng trại, trồng trên 1 ha cỏ voi từ năm 2018 và chuyên tìm mua trâu gầy về nuôi nhốt từ 8 – 10 con và vỗ béo từ 2 đến 3 tháng thì bán, trung bình mỗi con cho lãi 5 triệu đồng. Trừ chi phí mỗi năm từ mô hình vỗ béotrâu cho thu nhập trên 200 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức thu nhập từ 3 – 3,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khi bùng phát dịch Covid-19, đóng cửa khẩu nên đàn trâu không xuất được. Để giảm công chăm sóc, chi phí thức ăn nên trong dịp Tết Cổ truyền năm nay, gia đình mổ 2 con để bán cho anh em và tháng 5 vừa rồi bán 2 con cho thương lái thua lỗ mất gần 40 triệu đồng, chưa tình công chăm sóc, thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, vẫn còn 9 con trâu thương phẩm đã vỗ béo được hơn một năm cũng đang chờ khi nào có giá thì xuất chuồng.Thấy trâu thương phẩm không có giá nên gia đình cũng tự chăn nuôi không thuê người giúp việc nữa.
PV: Anh TẨN A TỦA, bản Lùng Thàng, xã Sùng Phài, Thành phố Lai Châu
(Nội dung: Trước đây nuôi trâu cho thu nhập cao, nhưng bây giờ không bán được. Mong muốn các cấp, ngành quan tâm tìm đầu ra để bán được đàn trâu)
Nhận thấy mô hình nuôi trâu vỗ béo cho thu nhập cao, Anh Sùng A Vảng ở bản Lùng Thàng cũng vay 70 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội nông dân xã về đầu tư xây chuồng trại và cùng với số tiền tiết kiệm củagia đình. Năm 2018, gia đình anh Vảng cũng đầu tư chăn nuôi trâu vỗ béo. Theo anh Vảng chia sẻ thì 2 năm đầu nuôi trâu vỗ béo khá thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng dịch bệnh, nhanh cho thu nhập.Tuy nhiên từ cuối năm 2019 cho đến nay khó khăn về đầu ra nên cũng chỉ duy trì 3 con. Đặc biệt thấy chăn nuôi thời gian quá lâu so với trước, tốn kém về thức ăn, mất nhiều công chăm sóc nên gia đình anh Vảng cũng bán đi 3 con chịu thua lỗ mất 60 triệu.
PV: Anh SÙNG A VẢNG, Bản Lùng Thàng, xã Sùng Phài, Thành phố Lai Châu
(Nội dung: Hiện nay, giá rẻ lắm vì cửa khẩu bị đóng cửa không xuất được. Mong muốn đảng, Nhà nước quan tâm để người dân tiếp tục tham gia mô hình nuôi trâu vỗ béo)
PV: Ông LIỀU A TỈNH, Chủ tịch Hội nông dân xã Sùng Phài, Thành phố Lai Châu
(Nội dung: Hội đã tạo điều kiện nguồn vốn cho người dân đầu tư phát triển kinh tế, đầu tư nuôi trâu thương phẩm. Nhưng hiện nay cũng đang gặp khó khăn về đầu ra)
Hiện nay, trên địa bàn xã Sùng Phài, Thành phố Lai Châu có 6 hộ đang tham gia dự án nuôi trâu thương phẩm, và 10 hộ tham gia mô hình nuôi trâu sinh sản. Đây là mô hình đã giúp cho nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo trên đìa bàn xã trong thời gian qua. Tuy nhiên để mô hình tiếp tục được nhân rộng, đem lại hiệu quả kinh tế, có thu nhập cao hơn thì các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm về đầu ra, nhất là thị trường nước ngoài để mô hình được duy trì và nhân rộng.