Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL trước tình trạng khan hiếm. Philippines quyết định không tăng thuế nhập khẩu gạo. Giá thanh long nghịch vụ tăng gấp đôi. Rau xanh tăng giá kỷ lục.
Sáng 19/12, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức tọa đàm “Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL và Giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông”.Tại cây, các chuyên gia đều có chung nhận định, khai thác cát không bền vững là một trong những nguyên nhân khiến biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn. Hiện nay, lượng phù sa bùn cát của sông Mekong đã giảm khoảng 50%; tổng lượng trầm tích bao gồm cát dự kiến chỉ còn khoảng 4,5 triệu tấn vào năm 2040.Thời gian qua, WWF-Việt Nam đã triển khai Dự án "Giảm thiểu tác động BĐKH và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững vùng ĐBSCL”. Dự án đã hoàn thành các hoạt động khảo sát, đo đạc trên hiện trường của hai gói công việc chính là Ngân hàng cát và Kế hoạch duy trì hình thái sông. Dự kiến các kết quả chính thức sẽ được công bố vào tháng 3 năm sau.quản lý cát bền vững
PHILIPPINES QUYẾT ĐỊNH KHÔNG TĂNG THUẾ NHẬP KHẨU GẠO
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr vừa chấp thuận khuyến nghị của Bộ Kinh tế nước này về việc kéo dài thời gian giảm thuế nhập khẩu gạo đến hết năm 2023 khi Philippines đang đối mặt với lạm phát cao nhất trong vòng 14 năm qua. Trước đó, theo thông báo ngày 18/12 của Văn phòng tổng thống Philippines, mức thuế nhập khẩu gạo ở mức 35% dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay.Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu gạo ở Philippines vẫn quan tâm đến gạo Việt Nam dù Pakistan đang chào giá thấp hơn. Hiện, Việt Nam đang là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Philippines. Nước này đã nhập 2,47 triệu tấn gạo Việt Nam với tổng giá trị là 1,14 tỉ USD trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9/2022.
GIÁ THANH LONG NGHỊCH VỤ TĂNG GẤP ĐÔI
Theo các vựa thu mua trái cây tại Tiền Giang, giá thanh long ruột đỏ bán xô tại vườn dao động từ 23.000 – 25.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng từ 12.000 – 13.000 đồng/kg. Trong khi đó, nếu thu mua theo phân loại, thì thanh long ruột đỏ loại 1 có giá trên 30.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với tháng trước. Tuy nhiên, sản lượng này thấp nên nhà vườn chấp nhận bán xô.Doanh nghiệp cũng cho biết thanh long có giá là do mới bắt đầu vào vụ nghịch, sản lượng còn ít khoảng vài ngày nữa mới chín nhiều. Bên cạnh đó, tỷ lệ vườn có trái cũng chỉ đạt từ 30-40%. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc cũng tiêu thụ mạnh mặt hàng này.
RAU XANH TĂNG GIÁ KỶ LỤC
Ghi nhận tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, phần lớn, giá các loại rau củ giá đều tăng gấp 2-3 lần so với tháng 11. Hiện rau muống có giá 15.000-20.000 đồng/mớ, rau cần 50.000 đồng/kg, cải cúc 10.000 đồng/mớ, su hào 10.000 đồng/củ, rau ngót, cải canh giá đều ở mức 15.000 đồng/mớ.Tương tự, bí xanh giá từ 10.000 đồng/kg nay tăng lên 25.000-30.000 đồng/kg, bắp cải cũng tăng gấp đôi lên mức 20.000 đồng/kg, đậu cove có giá 50.000 đồng/kg,…Còn tại các siêu thị lớn như BigC, WinMart, các loại rau gia vị cũng tăng gấp 3 – 4 lần so, hiện hành lá có giá 105.000 đồng/kg, tía tô có giá 8.900 đồng/mớ/100g, kinh giới 6.900 đồng/mớ, rau thơm có giá 109.000 đồng/kg, mùi tàu 69.000 nghìn/kg,…Như vậy, giá nhiều loại rau như rau cần, đậu cove, đặc biệt là một số loại rau thơm, rau gia vị đã đắt ngang thịt, cá.