Sản lượng khai thác sâm Việt Nam đạt 300 tấn/năm vào 2030. Doanh nghiệp dự kiến ‘rót’ hàng nghìn tỷ cho nông nghiệp Tây Ninh. Long An bố trí 6 tỷ đồng khắc phục 2 điểm sạt lở bờ sông. Bắc Kạn thắt chặt quản lý cưa xăng tại các rừng đặc dụng.
SẢN LƯỢNG KHAI THÁC SÂM VIỆT NAM ĐẠT 300 TẤN/NĂM VÀO 2030
Quang Linh khai thác
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng và phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, thành sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y dược, chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu quốc gia.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030 bảo tồn nguồn gene sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng.
Phấn đấu diện tích trồng sâm Việt Nam đạt 21.000ha vào năm 2030. Sản lượng khai thác từ năm 2030 đạt 300 tấn/năm.
Định hướng đến năm 2045 phát triển sâm Việt Nam thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.
Doanh nghiệp dự kiến ‘rót’ hàng nghìn tỷ cho nông nghiệp Tây Ninh
(Phúc Lập - )
Sáng 2/6, tại diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao” , tỉnh Tây Ninh đã ký nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác với các tập đoàn lớn với nhiều dự án đầu tư.
Trong đó, tập đoàn De Heus Việt Nam (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn sẽ thực hiện dự án khảo sát, nghiên cứu đầu tư một số dự án lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng;
Ghi nhớ giữa UBND tỉnh Tây Ninh và BaF Việt Nam thực hiện dự án Tổ hợp sản xuất và chế biến thịt với tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng; bản ghi nhớ giữa tỉnh Tây Ninh và tập đoàn sữa Việt Nam Vinamilk về thực hiện dự án Tổ hợp nhà máy
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, cho biết: “Nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm, phát triển bền vững và người nông dân Tây Ninh có thể sống và làm giàu từ nông nghiệp”, Chủ tịch. UBND tỉnh Tây Ninh kỳ vọng”.
LONG AN BỐ TRÍ 6 TỶ ĐỒNG KHẮC PHỤC 2 ĐIỂM SẠT LỞ BỜ SÔNG
Minh Đảm (khai thác).
Ông Võ Kim Thuần, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn và thủy lợi Long An cho biết: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An vừa bố trí 6 tỉ đồng từ nguồn kinh phí của Quỹ phòng, chống thiên tai để khắc phục khẩn cấp hai điểm sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây và bờ sông Cần Giuộc đang diễn ra rất nghiêm trọng.
Theo đó, tại bờ sông Vàm Cỏ Tây, đoạn qua địa bàn xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hoá đã xảy ra 2 lần sạt lở liên tiếp vào ngày 9/5 và 19/5 vừa qua làm hàng rào xây dựng kiên cố của bà Lê Thị Thủy và đoạn đường bê tông liên ấp Bến Kè, Nước Trong và Voi Đình xã Thủy Đông rơi xuống sông, chia cắt giao thông của hàng trăm hộ dân 3 ấp.
Tại bờ sông Cần Giuộc nằm dọc đường tỉnh 826C, đoạn qua địa bàn xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc đang diễn ra tình trạng sụt lún mặt đường 826C, làm 6 nền nhà dân bị sụt lún đất, tường nhà của người dân đã tách rời phần đà, nguy cơ sụp xuống sông bất kỳ lúc nào.
Toàn tỉnh Long An hiện có 16 điểm sạt lở, tổng chiều dài hơn 2.500 mét.
Bắc Kạn thắt chặt quản lý cưa xăng tại các rừng đặc dụng
Thực hiện: Ngọc Tú – Hình mới, chưa sử dụng
Tỉnh Bắc Kạn hiện có 3 khu rừng đặc dụng lớn là Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ, Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Nhiều năm trước, cưa xăng từng một thời là nỗi ám ảnh của những khu rừng đặc dụng này vì tốc độ tàn phá nhanh của nó. Với cưa xăng, lâm tặc chỉ cần một thời gian ngắn có thể đốn hạ nhiều cây nghiến.
Thực hiện quy chế quản lý, sử dụng cưa xăng, tại Vườn Quốc gia Ba Bể đã có 237 trong tổng số 278 chiếc cưa xăng đã đăng ký sử dụng. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ cũng đã quản lý tập trung được tất cả 391 chiếc cưa xăng, đạt 100%. Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc cũng quản lý tập trung toàn bộ 148 chiếc cưa lốc của người dân sinh sống trong khu vực.
Nhờ cưa xăng được quản lý chặt chẽ, tình trạng phá rừng đặc dụng tại Bắc Kạn đã giảm rõ rệt, mỗi năm chỉ còn lác đác vài phụ vi phạm quy mô nhỏ.