Dù đã 70 tuổi thế nhưng bà Phạm Thị Sểnh vẫn phải đi làm thuê để nuôi con gái và cháu ngoại. Căn nhà ở cuối phố và cũng là hộ nghèo nhất phố.
Những mảnh đời bất hạnh: Số phận bi đát của hai phụ nữ yếu thế
Nhân vật nói:
Tôi tên là Phạm Thị Sểnh tôi sinh sống ở tổ dân phố Phúc Lý, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tôi năm nay gần 70 tuổi rồi tôi đi làm cỏ, vớ việc gì làm việc đấy còn chả phiền ai được gì, cuốc đất làm cỏ, gấp rổ, đủ hết việc gì tôi cũng làm được.
Phỏng vấn.
Bà PHẠM THỊ SỂNH
Phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tôi mệt mỏi lắm, tôi đi tôi phải làm chúng tôi mệt mỏi lắm đau lưng cuốc có tí cũng đau lưng chẳng làm gì được.
Khổ lắm!
Đi làm nóng ruột, cháu còn bé con dại cái mang thì tôi đi làm tôi cũng lo sợ lắm, cũng không yên tâm lúc nào tôi về đến nhà nhìn thấy cháu đông đủ thì là tôi sướng.
Số tôi cũng chẳng ra gì, số phận bi đát, đi lấy chồng không may mắn được đứa con cũng chả ra gì, nó thần kinh, giờ tôi nuôi đứa cháu đâm ra cũng vất khổ lắm gia đình thuộc hộ nghèo.
Bữa nọ bữa kia lúc thì chả có mà ăn lúc thì kiếm được, hai ba đồng thịt ăn cả ngày, không thì hôm ăn cơm không với rau.
Tôi trồng mướp, trồng rau mơ, có tẹo đất ở đấy thì cứ dùng ăn mẹ con bà cháu ăn với nhau chả làm gì có ruộng đâu.
Phỏng vấn.
Bà PHẠM THỊ SỂNH
Phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bây giờ mẹ con nhà tôi là ba người, trong ngôi nhà 10 mét vuông, tại phường Minh khai mẹ con đầy đủ bữa no bữa đói, đi làm lúc kiếm được lúc không kiếm được, bữa cơm bữa rau bữa cháo cho xong bữa chứ chả có gì.
Số phận yếu thế, đôi lúc cũng khổ nghĩ cực thân ấy, tiền của chả có đi làm bữa no bữa đói, nghĩ cũng khổ nghĩ cũng rức lắm ấy, con thì yếu mẹ thì già lại nuôi đứa cháu hơi vất vả gia đình thuộc hộ nhà nghèo.
Không có chồng thì thấy khổ, việc to việc nhỏ mình phải lo hết tủi thân nhưng phải tự nghị lực vươn lên.
Công việc làm thuê chẳng được đáng là bao nhưng suốt hai chục năm qua những thửa ruộng này vẫn là nguồn nuôi sống gia đình bà Sểnh.
Chẳng được nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, bà Phạm Thị Sểnh ở phường Minh Khai hơn 3 năm nay thắt lưng buộc bụng, chắt chiu từng đồng nuôi hai mẹ con Lan. Căn nhà ở cuối phố và cũng hộ nhà nghèo nhất phố.
Phỏng vấn.
Em PHẠM THỊ LAN
Con gái bà Sểnh
Từ lúc sinh ra đến bây giờ em chỉ ở với mẹ, mẹ là người nuôi em khôn lớn dạy dỗ em lên người, đến bây giờ mẹ em vừa là người đàn ông vừa là người phụ nữ trong gia đình, lo lắng trong gia đình và làm những công việc như người đàn ông trong gia đình.
Số phận bi đất, trong căn nhà vọn vẹn 10 mét vuông này thứ đáng giá nhất chắc là chiếc đồng hồ treo tường này. Và cũng là hộ nhà nghèo nhất phố.
Gia đình càng nghèo khó và là hộ nhà nghèo thì nghị lực để vượt qua nghịch cảnh lại càng ánh lên trong đôi mắt của mẹ con Lan.
Nếu cho em một điều ước em sẽ ước bản thân mình được khỏe mạnh, có sức khỏe đỡ đần cho mẹ nhiều hơn nếu mà còn một điều ước cho mẹ thì em mong mẹ có sức khỏe và vui vẻ nhiều hơn.
Phỏng vấn
Em PHẠM THỊ LAN
Con gái bà Sểnh
Hồi xưa đi học thì các bạn còn trêu em rất là nhiều trêu chọc em rất nhiều Lan khuyết tật…. rồi Lan động kinh…. Lan hay bị ngã.
Thế bạn hay nói như vậy với em cũng cố gắng để học nhưng mà lớp 2 các bạn nó nhiều quá Làm em bị căng thẳng đầu óc em suy nghĩ nhiều.
Bị khuyết tật bẩm sinh Lan đi lại khó khăn, phải vịn vào tường mới dễ đi nhưng ngày nào em cũng cố gắng đưa con mình đến trường. Bởi bao hy vọng của người mẹ này đều đặt trọn vào cậu con trai hơn 3 tuổi này.
Để giúp đỡ những số phận bi đát, mong rằng sẽ có những tấm lòng hảo tâm quan tâm và giúp đỡ đến hoàn cảnh của gia đình bà Phạm Thị Sểnh, để giấc mơ được học tập để đổi đời của mẹ con Lan trở thành hiện thực và có nghị lực để vượt lên.