Nhiều nút thắt về thể chế tài chính đã được gợi mở, tháo gỡ tại hội thảo cấp cao về định hướng và giải pháp tài chính bền vững cho các VQG và khu bảo tồn.
Tháo gỡ thể chế tài chính, tích hợp đa giá trị cho rừng, khu bảo tồn
Nhiều nút thắt về thể chế và tài chính đã được gợi mở, tháo gỡ tại hội thảo cấp cao về định hướng và giải pháp tài chính bền vững cho các VQG và khu bảo tồn.
Việt Nam có hệ thống rừng đặc dụng với tổng diện tích trên 2,3triệu ha. Trong đó, tính riêng 34 vườn quốc gia chiếm diện tích trên 1,2 trệu ha. Hệ thống rừng đặc dụng phân bố khắp cả nước rất đa dạng và phong phú lưu giữ nhiều loài động, thực vực quý hiếm. Đặc biệt, Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế công nhận với 2 Di sản thiên nhiên Thế giới gồm vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng; Khu BVCQ Vinh Hạ Long; 9 Khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận; 10 Vườn Di sản ASEAN ; 9 Khu RAMSAR…
Tuy nhiên, hiện hầu hết các vườn quốc gia, khu bảo tổn đều vướn khó khăn liên quan thể chế, chính sách. Hội thảo lần nay có ý nghĩa rất quan trọng giúp các VQG có các ý tưởng, hoạch định tầm nhìn từng bước vượt khó.
Toàn bộ hoạt động quản lý rừng đều diễn ra ở khu vực nông thôn, khu vực vùng sâu vừng xa, khu vực có những người yêu thế, khi mình có những cơ hội như này có cuộc hội thảo như này giúp cho VQG Cát Tiên có cơ hội kết nối với các định chế tài chính, kêts nối với các tổ chức tài chính, kết nối với tổ chức quốc tế, kết nối với sáng kiến của chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế trong việc huy động nguồn lực, các nguồn tài chính bền vững phục vụ cho các mực tiêu bảo tồn trong tương lai.
VQG Cát Tiên là một trong những VQG năm trong diện ưu tiên của dự án này, chúng tôi tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ bảo vệ rừng và những hoạt động khác về các vấn đề kêu gọi, tư vấn giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp tham gia làm thế nào để hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào bản địa, cộng đồng….
Về phía chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cụ thể hóa các giải pháp bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học.Việc cần làm là các vườn quốc gia, khu bảo tồn làm thế nào để đổi tư duy, phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng khởi tạo cơ hội, tăng thêm nguồn lực, từng bước tháo gỡ khó khăng, phát huy giá trị rừng đa dụng.
“Chúng tôi đang triển khai đề án của chính phủ để phát huy giá trị đa dụng rừng và sẽ có những chuyên đề, những hoạt động và điều chỉnh thể chế cho phép mở cửa rừng, cho phép tích hợp đa gia trị trong rừng hơn, muốn như vậy thì một trong những điều phải nâng cao năng lực quản trị rừng ở cấp độ Quốc Gia, của ngành Lâm Nghiệp cũng như của các vườn quốc gia, khu bảo tồn, một khi chúng ta có năng lực rồi thì chúng ta có thể chủ động tiếp cận và kêu gọi những nguồn lực từ xã hội, từ các quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới”.
Tài nguyên rừng của vô cùng phong phú và độc đáo, tất cả đều mang lại giá trị mới. Giá trị mới sẽ tạo nên sức sống mới. Có thể thấy, thông qua hội thảo, các vườn quốc gia, khu bảo tồn đã kịp thời nắm bắt quan điểm của Bộ NN-PTNT, từng bước tự điều chỉnh, tiếp cận tư duy mới, huy động, ứng dụng các giải pháp tài chính góp phần phát triển các vườn quốc gia và khu bảo tồn theo hương bền vững.