| Hotline: 0983.970.780

WWF gắn kết với vườn quốc gia Cát Tiên xây dựng đa dạng sinh học

Chủ Nhật 19/03/2023 , 16:35 (GMT+7)

Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng bằng các công nghệ tiên tiến 5.0 là một trong những hỗ trợ của tổ chức WWF giúp VQG Cát Tiên đa dạng sinh học.

Trong khuôn khổ Hội thảo cấp cao về định hướng và giải pháp tài chính bền vững cho các vườn quốc gia và khu bảo tồn, sáng ngày 19/3, bà MS.Kirsten Shuijt - Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu cùng đoàn công tác Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) tổ chức trồng cây lưu niệm tại VQG Cát Tiên.

Bà MS.Kirsten Shuijt - Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu (góc trái) cùng đoàn công tác Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) tổ chức trồng cây lưu niệm tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Bà MS.Kirsten Shuijt - Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu (góc trái) cùng đoàn công tác Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) tổ chức trồng cây lưu niệm tại VQG Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Bà MS.Kirsten Shuijt - Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu cho biết: "WWF là một trong những tổ chức bảo tồn hàng đầu tại Việt Nam, tư vấn các giải pháp và hỗ trợ chính phủ và các đối tác giải quyết các thách thức của quá trình phát triển quốc gia. 

Tại Việt Nam, WWF rất ưu tiên hỗ trợ cho các khu bảo tồn và VQG, phối hợp cùng với họ để làm thế nào bảo tồn được các giá trị đa dạng sinh học. Đặc biệt trước đây hầu như các VQG và khu bảo tồn tại Việt Nam có dấu hiệu bị suy giảm đa dạng sinh học rất nặng nề. Trong 10 năm trở lại đây, các quần thể đa dạng sinh học tại các VQG, khu bảo tồn dần phục hồi. Hiện chúng tôi đã và đang hỗ trợ các VQG, khu bảo tồn từ khu vực miền Trung đổ vào cho đến Cà Mau với mục tiêu tái phục hồi quần thể động vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng, đấy là mục tiêu của WWF".

Bà MS.Kirsten Shuijt - Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu đánh giá cao sự đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Bà MS.Kirsten Shuijt - Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu đánh giá cao sự đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên. Ảnh: Trần Trung.

Ông Văn Ngọc Thịnh - Tổng Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) cho biết thêm, VQG Cát Tiên là một trong những VQG có tính đa dạng sinh học cao, tất cả những du khách đến với Việt Nam đều muốn đến với VQG Cát Tiên một lần để nhìn thấy những quần thể động vật hoang dã bằng mắt thường và WWF đồng hành cùng VQG Cát Tiên hơn 20 năm. "Từ những năm đầu năm 2000 chúng tôi đã hợp tác với VQG Cát Tiên để bảo vệ quần thể tê giác và đã hỗ trợ cho cộng đồng dân tộc thiểu số xung quanh vùng đệm cũng như trong vùng lõi để cùng ngành chức năng tham gia công tác bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.

Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục hỗ trợ VQG Cát tiên liên quan các lĩnh vực nâng cao năng lực trong công tác bảo tồn của lực lượng kiểm lâm, đội ngũ nghiên cứu khoa học giám sát tác động đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên và hỗ trợ cộng đồng dân tộc bản địa để xây dựng nhà dài làm du lịch sinh thái, giúp bà con nâng cao thu nhập, giảm thiểu tác động vào rừng.

WWF hỗ trợ cộng đồng dân tộc bản địa để xây dựng  nhà dài và làm du lịch sinh thái, giúp bà con nâng cao thu nhập, giảm thiểu tác động vào rừng. Ảnh: Trần Trung.

WWF hỗ trợ cộng đồng dân tộc bản địa để xây dựng  nhà dài và làm du lịch sinh thái, giúp bà con nâng cao thu nhập, giảm thiểu tác động vào rừng. Ảnh: Trần Trung.

Chúng tôi cũng đang hợp tác với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ NN-PTNT thực hiện một dự án đa dạng sinh học rất lớn. VQG Cát Tiên là một trong những VQG nằm trong diện ưu tiên của dự án này, chúng tôi tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ bảo vệ rừng, lục lượng kiểm lâm với công nghệ tiên tiến mới 5.0 để quản lý giám sát đa dạng sinh học. Trong đó, ứng dụng các hệ thống bẫy ảnh để giám sát bằng vệ tinh, tiến tới sẽ xây dựng hệ thống ảnh bằng tia hồng ngoại để giám sát thông qua camera và những hoạt động khác về các vấn đề kêu gọi, tư vấn giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp tham gia làm thế nào để hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào bản địa, cộng đồng.

Đấy là một trong những hướng lâu dài để làm sao VQG Cát Tiên đủ đảm bảo được nguồn ngân sách cũng như khả năng, năng lực bảo vệ tốt sự đa dạng sinh học này cho Việt Nam và mai sau.

Lực lượng bảo vệ rừng VQG Cát Tiên tuần tra, phát hiện xử lý bẫy động vật hoang dã. Ảnh: Trần Trung.

Lực lượng bảo vệ rừng VQG Cát Tiên tuần tra, phát hiện xử lý bẫy động vật hoang dã. Ảnh: Trần Trung.

Ông Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc VQG Cát Tiên chia sẻ, bên cạnh tổ chức WWF, hiện VQG cũng hợp tác với các dự án về bảo tồn, trong đó có hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ để triển khai các hoạt động đồng bộ từ phát triển sinh kế, tăng cường năng lực về quản lý, giám sát đa dạng sinh học, cũng như tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn tại thực địa, cũng như truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã.

“Để đảm bảo hiệu quả lâu dài của các hoạt động bảo tồn, điều quan trọng là tạo được nguồn sinh kế bền vững cho cộng đồng sinh sống xung quanh vườn. Hiện tại, bên cạnh hoạt động du lịch sinh thái, Vườn quốc gia Cát Tiên đang nghiên cứu hướng dẫn người dân nhân rộng mô hình trồng nấm với sự hỗ trợ của WWF-Việt Nam và Ban quản lý các Dự án lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học”, ông Phạm Xuân Thịnh, Giám đốc VQG Cát Tiên nhấn mạnh.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.