Sau lũ, vấn đề về môi trường, dịch bệnh, khan hiếm con giống, người dân cạn kiệt vốn đầu tư... là những rào cản khiến nghề nuôi trồng thủy sản ở Tuyên Quang lao đao.
Nước sông Lô rút dần, ông Đoàn Xuân Lưỡng, tổ 4, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang vội vã kiểm tra các lồng cá xem chỗ nào bị rách thì vá lại. Rồi chuyển cá từ những lồng bị rách nhiều sang lồng bị rách ít.
Theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn ngành thủy sản, ông Lưỡng thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực lồng nuôi; chú ý quan sát các bệnh có thể phát sinh cho đàn cá sau lũ.
Phỏng vấn ông Đoàn Văn Lưỡng
Sau nước rút, chị Trần Thị Vui, hộ nuôi cá lồng tại phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang cùng gia đình bắt tay ngay vào việc đan lại những lỗ thủng của lồng cá, thau rửa các bể chứa cá. Trận lũ vừa rồi, gia đình chị bị thiệt hại cả tạ cá nuôi trong các lồng bè và bể chứa chuẩn bị mang đi bán. Chị Vui cho biết, không biết đến khi nào mới khôi phục lại được tài sản đã mất đi.
Phỏng vấn chị Trần Thị Vui
Theo Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Tuyên Quang, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã khiến 384 lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông của người dân bị thiệt hại. Các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất là huyện Chiêm Hóa với 334 lồng, huyện huyện Sơn Dương 36 lồng, thành phố Tuyên Quang 10 lồng…
Ngay sau khi nước lũ rút, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Tuyên Quang đã phối hợp với cán bộ nông nghiệp, khuyến nông tại các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế dịch bệnh gây thiệt hại sau cơn bão đi qua.
Phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Khoa, Chi Cục phó, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Tuyên Quang.
Cùng với vấn đề về môi trường, dịch bệnh thì việc khan hiếm con giống trên thị trường; người dân cạn kiệt vốn đầu tư cũng là những rào cản khiến người làm nghề nuôi trồng thủy sản ở Tuyên Quang lao đao, khó khăn trong việc khôi phục sản xuất trở lại.