Trực thăng đưa ngư dân 71 tuổi bị đột quỵ từ Trường Sa về đất liền. Đồng Tháp dự kiến vận hành nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp vào tháng 6/2023. Ứng phó đợt nước mặn xâm nhập lớn nhất mùa khô. Xuất khẩu gạo tháng 2 giảm cả khối lượng và giá trị.
TRỰC THĂNG ĐƯA NGƯ DÂN 71 TUỔI BỊ ĐỘT QUỴ TỪ TRƯỜNG SA VỀ ĐẤT LIỀN
Sáng 7/3, Bệnh viện Quân y 175 thuộc Bộ Quốc phòng cho biết, trực thăng mang số hiệu VN-8622 thuộc Binh đoàn 18 đưa một ngư dân– 71 tuổibị đột quỵnão khi đang khai thác hải sản tại huyện đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa vừa đáp xuống nóc tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân y 175 an toàn.Trước đó, rạng sáng ngày 5/3, khi đang khai thác hải sản trên biển tại đảo Song Tử Tây, ngư dân này đột ngột ngã, liệt nửa người phải, nôn ói, không giao tiếp được và được cấp cứu tại Bệnh xá đảo Song Tử Tây.Tại đây các bác sĩ tiến hành khám, hội chẩn qua điện thoại với Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 cùng Bệnh viện Quân y 175 và được chẩn đoán liệt nửa người bên phải nghi do đột quỵ não.Ghi nhận trong sáng nay, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và đang được bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 tiến hành các phác đồ điều trị thích hợp.
ĐỒNG THÁP DỰ KIẾN VẬN HÀNH NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP VÀO THÁNG 6/2023
Theo ông Nguyễn Phước Thiện Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, địa phương dự kiến vận hành chính thức nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp từ tháng 6 năm nay.Hiện nay, nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp đã phát triển các tính năng như: Trực quan hóa số liệu báo cáo định kỳ lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi – thú y, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp, phát triển nông thôn.Trong đó có quản lý dữ liệu vị trí mã số vùng trồng, trạm giám sát côn trùng thông minh; quan trắc nước; số hóa các dữ liệu về truy xuất nguồn gốc; thông tin hợp tác xã, hội quán, sản phẩm OCOP...Trước đó, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tiến hành tập huấn kiến thức chuyển đổi số ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
ỨNG PHÓ ĐỢT NƯỚC MẶN XÂM NHẬP LỚN NHẤT MÙA KHÔ
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo, tháng 3 là thời điểm xâm nhập mặn xảy ra lớn nhất trong mùa khô năm nay trên các cửa sông chính Cửu Long.Từ nay đến ngày 9/3, nước mặn có xu thế xâm nhập vào các cửa sông tăng so với tuần trước. Trong tháng 3-2023, nước mặn với nồng độ 4‰ có thể xâm nhập sâu 45-60km. Gió chướng mạnh có thể làm mặn vào sâu 50-65km làm ảnh hưởng đến việc lấy nước ngọt.Cùng ngày, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, mực nước cao nhất ngày tại các trạm trên các sông, kênh rạch khu vực TPHCM lên nhanh theo kỳ triều cường đầu tháng 2 âm lịch và ở mức cao. Độ mặn lớn nhất tại hầu hết các trạm xuất hiện vào đầu tuần ở mức xấp xỉ cao và cao hơn so với cùng kỳ năm 2022.
XUẤT KHẨU GẠO THÁNG 2 GIẢM CẢ KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 789 nghìn tấn với giá trị 417 triệu USD, giảm 18,8% về khối lượng và giảm 10,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm ước đạt 528,5 USD/tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ.Hoạt động xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam có nhiều thuận lợi về bối cảnh; trong đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán tại nhiều quốc gia đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt. Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp dụng thuế 20% với chủng loại gạo trắng.Bệnh cạnh đó, nhu cầu tại các thị trường truyền thống như: Indonesia, Bangladesh… tăng trở lại, cộng thêm Trung Quốc mở cửa sau dịch COVID-19, nhu cầu nhập khẩu dự báo quay trở lại như các năm.