Việt Nam hướng đến xuất khẩu con giống vào năm 2030. Bắc Giang đặt mục tiêu thu nhập từ trồng trọt đạt 130 - 150 triệu đồng/ha. Rùa câm bí đầu ra. Trại lợn 2.500 con ở huyện Na Rì gây ô nhiễm môi trường.
Tại cuộc họp triển khai 3 Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc Chiến lược chăn nuôi đến năm 2030. Gồm: Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; đề án công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trưởng sản phẩm chăn nuôi; đề án phát triển công nghiệp thức ăn chăn nuôi.
Về đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi, ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết, mục tiêu đến năm 2030, nước ta có thể chủ động sản xuất được nguồn giống vật nuôi chủ lực cấp bố mẹ và con thương phẩm có năng suất, giảm nhập khẩu các giống vật nuôi chủ lực, do đó, cần chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy tiến độ các dự án sản xuất giống mới có quy mô lớn, hướng xuất khẩu con giống.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định, ngành chăn nuôi của nước ta đóng góp khoảng 25% GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất. Để hướng tới xuất khẩu con giống vào năm 2030 thì cần phải ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, tiếp thu nhanh các tiến bộ mới để sản xuất và quản lý giống vật nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng giống vật nuôi.
Bắc Giang đặt mục tiêu thu nhập từ trồng trọt đạt 130-150 triệu đồng/ha
Thanh Thủy - tùng đinh sx
Phát biểu tại buổi làm việc về tình hình cơ cấu lại ngành trồng trọt; công tác sắp xếp, đổi mới
các công ty nông, lâm nghiệp; sản xuất, chế biến, tiêu thụ và công tác xúc tiến thương mại nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang vào sáng nay, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh, Bắc Giang là địa phương có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, mỗi năm lại có sự phát triển, cách làm hay về nông nghiệp. Tỉnh đang đi đúng hướng khi xác định rõ sản phẩm chủ lực, có khu vực sản xuất tập trung và bước đầu hình thành liên kết với doanh nghiệp để có thể nâng tầm sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tới.
Theo Sở NN-PTNT Bắc Giang, tỉnh xác định 5 nhóm chỉ tiêu ngành trồng trọt đến 2030, tốc độ tăng trưởng 2-3%/năm; đảm bảo tưới chủ động cho 100% diện tích lúa và tối thiểu 20% diện tích cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm; diện tích sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, VietGAP và tương đương trở lên từ 10-15%, diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ khoảng 1%. Đồng thời phấn đấu thu nhập từ trồng trọt đạt 130-150 triệu đồng/ha/năm.
Rùa câm bí đầu ra
Quốc Toản sx
Đây là những con rùa câm được nuôi tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dù đã đạt biểu cân để xuất bán, nhưng vẫn không có thương lái hỏi mua. Những năm trước, nhiều người đã phất lên nhờ con nuôi đặc sản này. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, do thị trường Trung Quốc đóng cửa, nên giá rùa giảm xuống đáng kể, từ 35 triệu đồng/kg nay chỉ còn 2-3 triệu đồng/kg, nhưng vẫn không có người mua.
Một nguyên nhân khác khiến rùa câm bí đầu ra là việc nuôi con đặc sản này còn mang tính tự phát, chạy theo phong trào, không có định hướng tiêu thụ dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, thậm chí thua lỗ.
Theo Chi Cục chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, các địa phương cần tuyên truyền, định hướng cho người dân chủ động liên kết với các đơn vị chuyển giao kỹ thuật, đơn vị bao tiêu sản phẩm; tìm hiểu kiến thức về chăn nuôi, tìm hiểu về các đơn vị cung ứng nguồn giống đảm bảo chất lượng, thực hiện các biện pháp về phòng, tránh dịch bệnh.
Trại lợn 2.500 con ở huyện Na Rì gây ô nhiễm môi trường
Ngọc Tú sx
Mới hoạt động được một thời gian ngắn nhưng trại lợn quy mô 2.500 con lợn nái và 5.000 con lợn thịt ở xã Liêm Thủy, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn của Công ty TNHH Đầu tư sản xuất nông nghiệp đã gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. Từ tháng 5 đến nay, trại lợn này 2 lần xảy ra sự cố tràn nước thải chăn nuôi ra ngoài môi trường, và phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống ngưởi dân xung quanh.
Thông tin từ UBND huyện Na Rì cho biết, từ năm 2023, cơ quan chức năng đã phát hiện sự cố rò rỉ nước thải từ hầm biogas. UBND huyện Na Rì đã yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư sản xuất nông nghiệp dừng các hoạt động chăn nuôi để khắc phục sự cố.
TIN DỰ PHÒNG
Xuất khẩu cá ngừ trước cơ hội tái lập kỷ lục 1 tỷ USD
Minh Phúc khai thác
Cách đây 10 năm, Việt Nam chỉ đứng thứ 8 trên bản đồ xếp hạng các quốc gia xuất khẩu cá ngừ thế giới, nhưng tới năm 2023 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 5 xét về kim ngạch, chỉ sau Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha và Trung Quốc.
Năm 2022, Việt Nam ghi nhận cột mốc kỷ lục khi kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt 1 tỷ USD, cho thấy tiềm năng phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu. Song song đó, doanh nghiệp Việt có các nhà máy chế biến cá ngừ có công nghệ cao, kinh nghiệm, kỹ năng - sản phẩm có uy tín ở hàng trăm thị trường.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, lũy kế tới hết tháng 5/2024, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 388 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp tăng 44%, cá ngừ nguyên con đông lạnh tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Các doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng, năm 2024 cá ngừ Việt Nam sẽ có cơ hội quay lại mốc 1 tỷ USD nếu những bất cập về vấn đề nguyên liệu được tháo gỡ.
Trung Quốc và Việt Nam thúc đẩy giao thương nhiều mặt hàng nông sản
Minh Phúc khai thác
Trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục Hải quan Trung Quốc không ngừng được tăng cường và đi vào thực chất.
Hiện có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó bao gồm 12 mặt hàng rau quả (dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít); tổ yến, bột cá và một số sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; mặt hàng sữa và thủy sản các loại.
Theo đó, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã linh hoạt áp dụng các biện pháp đánh giá trực tuyến, ký nghị định thư gián tiếp để mở cửa thị trường đối với các sản phẩm thạch đen, tổ yến, sầu riêng, thanh long…
Theo BĐT Chính phủ, tại hội đàm, hai lãnh đạo cùng thống nhất thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản và mở cửa thị trường trong thời gian tới.
Theo đó, hai bên sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên thực hiện xuất khẩu thí điểm, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký 2 văn kiện này.
Hai nước sẽ phối hợp để hoàn thiện Nghị định thư về xuất khẩu cá sấu, tổ yến thô, gia cầm và thủy sản khai thác của Việt Nam sang Trung Quốc.
Phát huy hiệu quả lợi thế về nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang
Thanh Thủy - Tùng Đinh sx
Tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang vào sáng nay, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh, Bắc Giang là địa phương có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Do đó, Bộ NN-PTNT mong muốn qua buổi làm việc có thể nắm được tình hình chung về nông nghiệp của tỉnh và cùng đưa ra các phương án phát triển hiệu quả và bền vững.
Thứ trưởng Hoàng Trung cũng đã trao đổi với các đơn vị của tỉnh Bắc Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh; công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại; vấn đề sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường; trao đổi về các khó khăn, vướng mắc của Bắc Giang trong thực hiện các đề án của Bộ NN-PTNT, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt.