Việt Nam thu hơn 5.600 tỷ đồng từ xuất khẩu cua, ghẹ. Những ngành hàng nông sản xuất khẩu ‘hót’ của Việt Nam năm 2024. Giá lúa gạo vùng ĐBSCL giảm sau khi Ấn Độ nới hạn chế xuất khẩu. Giải phóng mặt bằng đường Hồ Chí Minh: Tạo sự đồng thuận của người dân.
Việt Nam thu hơn 5.600 tỷ đồng từ xuất khẩu cua, ghẹ
Minh Phúc khai thác
9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam đạt gần 227 triệu USD (tương đương hơn 5.600 tỷ đồng), tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) công bố. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong 8 nhóm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Cua ghẹ, cùng với nhuyễn thể có vỏ, là những sản phẩm dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng.
Theo VASEP, sự gia tăng mạnh mẽ này đến từ nhu cầu cao của các thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, nơi sản phẩm cua sống Việt Nam được ưa chuộng. Lượng cua ghẹ xuất khẩu sang Trung Quốc trong chín tháng đầu năm đã tăng bằng lần ở mức hai con số. Không chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản cũng là thị trường quan trọng nhờ vào giá cả cạnh tranh và chất lượng sản phẩm cua ghẹ Việt Nam.
Những ngành hàng nông sản xuất khẩu ‘hót’ của Việt Nam năm 2024
Minh Phúc khai thác
Thông tin về những kết quả khả quan trong bức tranh xuất khẩu, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, 9 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt gần 5,7 tỷ USD, đây là con số cao kỷ lục, trong đó, riêng mặt hàng sầu riêng thu về 2,5 tỷ USD.
“Rau quả Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế tại các thị trường khó tính. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam – nhận định, nhờ vào sự tăng trưởng của các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc, xuất khẩu rau quả của nước ta năm nay sẽ cán mốc 7 tỷ USD.
Cùng với mặt hàng cà phê và rau quả, hồ tiêu cũng là điểm sáng khi tính đến hết quý III/2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 203.000 tấn, thu về hơn 1 tỷ USD, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng 46,9% về giá trị. Nguyên nhân là bởi, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh 49,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 4.941 USD/tấn.
Giá lúa gạo vùng ĐBSCL giảm sau khi Ấn Độ nới hạn chế xuất khẩu
Minh Phúc khai thác
Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động giảm khá. Gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm cùng xu hướng giá gạo xuất khẩu của một số nước châu Á giảm mạnh sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa thường tại ruộng tuần qua cao nhất là 7.350 đồng/kg, giá bình quân là 6.736 đồng/kg, giảm 507 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho giảm trung bình 575 đồng/kg, ở mức 8.342 đồng/kg; giá cao nhất là 8.950 đồng/kg.
Tại An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số loại lúa có sự biến động mạnh như: IR 50404 từ 6.800 – 7.000 đồng/kg, giảm 600 - 700 đồng/kg; lúa OM 5451 có giá từ 7.200 – 7.400 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; OM 380 dao động 7.200 - 7.300 đồng/kg…
Giải phóng mặt bằng đường Hồ Chí Minh: Tạo sự đồng thuận của người dân
Văn Vũ sx
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cùng đoàn công tác của tỉnh vừa đi kiểm tra thực tế công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công các dự án đường Hồ Chí Minh, đường bộ cao tốc trên địa bàn các huyện: Châu Thành, Gò Quao, Vĩnh Thuận.
Qua các điểm kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành nhấn mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo quyền lợi và tạo sự đồng thuận của người dân trong khu vực dự án đi qua; người dân bàn giao mặt bằng đến đâu phải tiến hành thi công đến đó.
Ông Thành cũng yêu cầu địa phương cùng các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, phối hợp, sớm xử lý các vướng mắc, tăng cường đối thoại với người dân để hoàn thành công tác bồi thường, bàn giao mặt bằng và thi công đúng tiến độ.