"Đầu tư không hối tiếc" vào thủy lợi trong tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL. Xuất khẩu sang Thái Lan cao nhất trong 10 năm qua. Giá tôm thẻ ĐBSCL tiếp tục tăng. Mỗi ngày có hơn 80 xe vải thiều Bắc Giang thông quan sang Trung Quốc.
'ĐẦU TƯ KHÔNG HỐI TIẾC' VÀO THỦY LỢI TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐBSCL
Một nội dung đóng vai trò quan trọng trong tái cơ cấu lại nông nghiệp theo Quy hoạch vùng ĐBSCL là đầu tư thủy lợi, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, cần áp dụng nguyên tắc "đầu tư không hối tiếc" trong triển khai thực hiện.Trong đó, cần tiếp tục đầu tư hệ thống công trình theo mục tiêu kiểm soát mặn kèm theo hỗ trợ, bổ sung ngọt để sử dụng nước mặn thực sự là nguồn tài nguyên tại vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt, đảm bảo tiếp tục phục vụ chuyển dịch sản xuất phù hợp đặc điểm, điều kiện theo từng vùng sinh thái.Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Với nguyên tắc 'thuận thiên có kiểm soát', các công trình thủy lợi cấp vùng và tiểu vùng sẽ tiếp tục được khai thác hiệu quả, tổ chức quản lý, vận hành thống nhất, an toàn, phù hợp với định hướng chuyển đổi, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tiêu biểu như hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn – Cái Bé vừa đi vào hoạt động.
XUẤT KHẨU SANG THÁI LAN CAO NHẤT TRONG 10 NĂM QUA
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang Thái Lan trong 5 tháng đầu năm đạt gần 3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.Các sản phẩm nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thái lan đạt 138 triệu USD, tăng 2,4%; hàng rau quả đạt 43 triệu USD, giảm 18%; hạt điều đạt 21 triệu USD, giảm 6%; cà phê đạt 18,7 triệu USD, giảm 13%…Đối với nông sản, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này các sản phẩm nông sản chính như hàng thủy sản, hàng rau quả, ngô, sữa và sản phẩm sữa.
GIÁ TÔM THẺ ĐBSCL TIẾP TỤC TĂNG
Do sản lượng nuôi đang bước vào giai đoạn cuối khai thác, sản lượng ít, nên giá tôm thẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đà tăng từ 1.000-2.000 đồng/kg.Ngoài ra, nông dân cũng thu hoạch sớm vụ đầu tiên đang làm sạch ao và “nuôi nước” để thả giống vụ tiếp theo. Theo các chủ hộ nuôi, tôm thẻ loại 25 con/kg hiện có giá 175.000 đồng/kg, loại 30 con/kg là 144.000 đồng/kg.Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, trước khi mua tôm tại ao, thương lái sẽ kiểm tra dư lượng kháng sinh và chất cấm để đảm bảo tôm sạch trước khi vào nhà máy. Do đó, nông dân nuôi tôm cần đặc biệt quan tâm đến khâu “nuôi nước” để tạo môi trường sạch cho con tôm phát triển nhanh và không tồn dư kháng sinh.
Vải thiều chính vụ của Bắc Giang bắt đầu cho thu hoạch. Hiện toàn tỉnh tiêu thụ hơn 1,4 nghìn tấn vải chính vụ mỗi ngày. Việc tiêu thụ diễn ra khá thuận lợi.Vải thiều xuất khẩu đạt hơn 23,5 nghìn tấn, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc với hơn 23,2 nghìn tấn. Hơn 300 tấn còn lại được xuất khẩu sang các nước: Campuchia, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và thị trường châu Âu.Hiện mỗi ngày có hơn 80 xe chở vải thiều Bắc Giang được thông quan theo “luồng xanh” qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) sang tiêu thụ tại Trung Quốc.Đồng chí Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, các năm trước, khi vải thiều chính vụ thu hoạch rộ, mỗi ngày tại cửa khẩu Tân Thanh còn ùn ứ hơn 400 xe vải. Do đó, hiện mỗi ngày Bắc Giang còn hơn 150 xe vải ùn ứ tại cửa khẩu này là không đáng lo ngại.