| Hotline: 0983.970.780

Hướng đến 70 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam

Viện Thú y sau 70 năm hình thành và phát triển

Thứ Năm 02/07/2020 , 15:05 (GMT+7)

Cách mạng tháng 8 thành công, ngành Thú y được giao nhiệm vụ chẩn đoán bệnh và chế vacxin cho các tỉnh Bắc Bộ. Viện kháng nhiễm Thú, Ngư đã được Chính phủ thành lập.

Tập thể Lãnh đạo, viên chức và người lao động Viện Thú y. Ảnh: VTY.

Tập thể Lãnh đạo, viên chức và người lao động Viện Thú y. Ảnh: VTY.

Sau hòa bình lập lại, Phòng Thú y nằm trong Viện Khảo cứu Nông Lâm. Năm 1959, Viện sáp nhập vào trường Đại học Nông Lâm hình thành Học viện Nông Lâm.

Ngày 08 tháng 01 năm 1969, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 02 NN-QĐ thành lập Viện Thú y (tách khỏi Ban Thú y).

Bên cạnh các đơn vị nghiên cứu chủ lực là Viện Thú y và các trường đại học, cao đẳng, nhiều công ty kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực thú y cũng đã tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ về thú y và đã đạt được những kết quả đáng được trân trọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ đạt nhiều thành tựu

Trước những năm 1980, các đề tài nghiên cứu về virus gồm Dịch tả lợn, Newcastle, dịch tả vịt và nhiều loại vacxin mới được đưa vào sản xuất và sử dụng như Newcastle hệ I, Lasota, vacxin Dại Flury LEP... Lĩnh vực vi trùng đã phát triển được công nghệ sản xuất vacxin đóng dấu lợn II, vacxin phòng bệnh do Leptospira gây ra... Đồng thời nghiên cứu nhiều đề tài về ký sinh trùng, đông y, xác định căn nguyên của nhiều bệnh bệnh truyền nhiễm gây bệnh cho gia súc, gia cầm.

Giai đoạn 1975 – 2000, các đề tài nghiên cứu đều nằm trong các chương trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước với sự phối hợp của nhiều cơ sở nghiên cứu và do Bộ NN- PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

Bệnh lở mồm long móng (LMLM), tụ huyết trùng, ký sinh trùng đường máu... trên gia súc; nghiên cứu áp dụng các phương pháp huyết thanh học mới như CATT, ELISA để chẩn đoán và điều tra bệnh, đề ra qui trình phòng trị bệnh cho đàn trâu bò… được viện, trường triển khai có hiệu quả. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật sản xuất và sử dụng thuật vacxin phòng chống các bệnh truyền nhiễm chính ở đàn lợn như dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn...

Các đơn vị nghiên cứu đã hoàn thiện công nghệ sản xuất vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và ứng dụng kỹ thuật gen xác định type virus lở mồm long móng. Ảnh: VTY.

Các đơn vị nghiên cứu đã hoàn thiện công nghệ sản xuất vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và ứng dụng kỹ thuật gen xác định type virus lở mồm long móng. Ảnh: VTY.

Đối với bệnh trên gia cầm, đã đưa ra được lịch tiêm phòng kết hợp vacxin Lasota với vacxin Newcastle hệ 1, đồng thời nghiên cứu sản xuất và ứng dụng thành công vacxin Newcastle chịu nhiệt...

Nhiều nghiên cứu dịch tễ, sản xuất vacxin phòng bệnh mới trên gia súc gia cầm cũng đã tiến hành thành công... Nghiên cứu, sản xuất nhiều loại vacxin phòng bệnh cho nhiều loại vật nuôi khác.

Trong giai đoạn 2001 – 2010, nhiều loại dịch bệnh mới nguy hiểm trên gia súc, gia cầm xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh “tai xanh” trên lợn (PRRS), cúm gia cầm... Các đơn vị nghiên cứu đã hoàn thiện công nghệ sản xuất vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và ứng dụng kỹ thuật gen xác định type virus lở mồm long móng; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và sử dụng Kit chẩn đoán một số bệnh nguy hiểm ở vật nuôi.

Viện Thú y đã chủ trì thực hiện 7 đề tài trọng điểm cấp Bộ và hàng năm, thực hiện 15- 17 đề tài thường xuyên. Tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước như: Dự án JICA - Viện Thú y, Dự án Bỉ - Viện Thú y, Dự án Úc - Viện Thú y, Dự án CIRAD - Viện Thú y, DANIDA... Viện tập trung nghiên cứu các loại virus dịch tả lợn, PRRS, cúm gia cầm; chế tạo thành công vacxin phòng bệnh phù đầu lợn do vi khuẩn E.coli... Nhiều thành tựu về lĩnh vực khoa học công nghệ, ký sinh trùng, vi trùng, vệ sinh thú y cũng đã được nghiên cứu ứng dụng thành công, giúp công tác chẩn đoán, phân tích bệnh ngày càng chính xác, hiệu quả.

Việt Nam đã thanh toán được bệnh Dịch tả trâu bò, được tổ chức Thú y thể giới (OIE) công nhận.

Tập thể bộ môn Hoá sinh miễn dịch - Viện Thú y. Ảnh: VTY.

Tập thể bộ môn Hoá sinh miễn dịch - Viện Thú y. Ảnh: VTY.

 Từ 2011 đến nay, các đơn vị đã phối hợp tập trung nghiên cứu thiết lập cơ sở khoa học để phòng, chống bệnh. Nghiên cứu một số bệnh mới nổi, bệnh nguy hại; tạo cơ sở khoa học công nghệ và tư vấn cho Bộ NN-PTNT, Chính phủ các giải pháp phòng bệnh thích hợp, như: Bệnh cúm gia cầm (CGC); PRRS, Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Bệnh LMLM ở lợn.

Không chỉ đạt thành tựu với lĩnh vực gia, súc gia cầm, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Viện đã từng bước làm chủ các khâu trong chuỗi sản xuất thủy sản. Loại công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực này chủ yếu liên quan đến công nghệ xử lý nước (Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), hệ thống nuôi thủy sản Raceway, công nghệ Biofloc,…) nhằm đảm bảo tính an toàn sinh học cho môi trường nuôi trồng thủy sản, và công nghệ sinh học di truyền nhằm tạo ra con giống tốt cho nuôi trồng.

Có thể nói, những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đã tác động tích cực vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, giúp nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Một số giải thưởng về khoa học công nghệ

Với những đóng góp cho khoa học và sản xuất, Viện Thú y đã được Đảng, Chính phủ và xã hội đánh giá cao, được Chủ tịch nước tặng: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba.

Năm 2005, Viện Thú y rất vinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ cho tập thể các nhà khoa học Vi trùng học thú y, với công trình: “Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ, chế tạo vacxin vi khuẩn phòng bệnh Đóng dấu, Tụ huyết trùng và Tiêu chảy ở lợn”.

Viện Thú y vinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ với công trình: Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ, chế tạo vacxin vi khuẩn phòng bệnh Đóng dấu, Tụ huyết trùng và Tiêu chảy ở lợn. Ảnh: VTY.

Viện Thú y vinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ với công trình: Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ, chế tạo vacxin vi khuẩn phòng bệnh Đóng dấu, Tụ huyết trùng và Tiêu chảy ở lợn. Ảnh: VTY.

Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ cho tập thể các nhà khoa học Ký sinh trùng học thú y với công trình: “Nghiên cứu phòng chống bệnh Tiên mao trùng và bệnh sán lá gan trâu bò ở Việt Nam”

Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ với công trình: Nghiên cứu phòng chống bệnh Tiên mao trùng và bệnh sán lá gan trâu bò ở Việt Nam. Ảnh: VTY.

Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ với công trình: Nghiên cứu phòng chống bệnh Tiên mao trùng và bệnh sán lá gan trâu bò ở Việt Nam. Ảnh: VTY.

Giải thưởng Kovalevskaia cho tập thể cán bộ khoa học nữ. Ảnh: VTY.

Giải thưởng Kovalevskaia cho tập thể cán bộ khoa học nữ. Ảnh: VTY.

Ngoài ra, nhiều công trình khoa học khác cũng là những tài liệu quý giá chỉ dẫn các hoạt động của ngành, giải quyết các vấn đề thực tiễn, thúc đẩy sản xuất phát triển. Các kết quả nghiên cứu cũng đã tham mưu cho cơ quan chuyên môn đề xuất chủ trương chính sách cho Nhà nước phát triển chăn nuôi, phát triển.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm