| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - điểm đến trong làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp Nhật Bản

Thứ Hai 19/10/2020 , 22:45 (GMT+7)

Nhằm đa dạng hóa nguồn cung trong dây chuyền, Nhật Bản đã thiết lập một chương trình khuyến khích sản xuất trong nước và mở rộng đầu mối ra nhiều nước.

Nintendo có kế hoạch mở rộng hoạt động và đầu mối cung ứng từ Việt Nam. Ảnh: Business Insider.

Nintendo có kế hoạch mở rộng hoạt động và đầu mối cung ứng từ Việt Nam. Ảnh: Business Insider.

Đại dịch Covid-19 có lẽ là thời điểm cấu thành yếu tố cần và đủ để mở ra một bước ngoặt mới trên thương trường quốc tế. Đó là ghi dấu sự chuyển dịch của làn sóng rút khỏi “công xưởng thế giới Trung Quốc”, hoặc là về bản quốc như Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi doanh nghiệp trong nước, hay là chuyển dịch sang các thị trường khác như Nhật Bản khuyến nghị các đầu tàu kinh tế của họ.

Việt Nam được nhấn mạnh ở vị trí nhận được sự tôn trọng của giới doanh nghiệp Nhật Bản. Tất nhiên, Việt Nam không phải là duy nhất, khi Nhật Bản có hẳn một chương trình nhắm đến nhiều thị trường Đông Nam Á và Nam Á, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến có chủ đích của Nhật Bản. Điểm này được nhấn mạnh bằng quyết tâm chính trị từ Tokyo, và hẳn nhiên là cả từ sự sẵn sàng của nước chủ nhà Việt Nam.

Từ tháng 5/2020, giới đầu tư đã rậm rịch lan tuyền những thông tin về chủ trương dịch chuyển hạ tầng thương mại của doanh nghiệp Nhật Bản. Đã có lúc, người ta nhấn mạnh đến nhu cầu phân tán dây chuyền cung ứng hàng hóa khỏi thị trường trọng lực là Trung Quốc.

Việc quá phụ thuộc vào một nơi cung ứng vừa bất khả thi vừa tiềm tàng rủi ro dù chưa được đề cập đến trong các giải Nobel kinh tế gần đây, nhưng thực tiễn đã chứng minh qua đợt dịch Covid-19 gần đây. Chuỗi cung ứng đứt gãy tác động dây chuyền, hệ quả là sản phẩm đến tay người tiêu dùng vừa nhỏ giọt vừa tiềm ẩn thiệt hại lợi tức.

Những nước có chuỗi sản xuất rộng khắp như Nhật Bản đã nhìn thấy nhu cầu tăng vọt từ giới doanh nghiệp, vừa là mang sản xuất về trong nước để chủ động nguồn cung, vừa dịch chuyển bớt khỏi một thị trường mà trước đây họ lệ thuộc. Trung Quốc chính là điểm mấu chốt ở vế sau, dù Nhật Bản luôn tránh nhắc đến trực diện.

Nhằm đa dạng hóa nguồn cung trong dây chuyền, Nhật Bản đã thiết lập một chương trình khuyến khích sản xuất trong nước, bổ sung hẳn vào năm tài khóa 2020 số tiền 220 tỷ yên (2,07 tỷ USD) để hỗ trợ doanh nghiệp. Tính đến tháng 6, 57/90 doanh nghiệp đã đăng ký nhận khoản hỗ trợ này với trị giá 57,4 tỷ yên.

Đợt 2 triển khai chính sách hỗ trợ có đến 1.670 doanh nghiệp nộp đơn với tổng vốn xin cấp từ ngân sách lên tới 1.670 tỷ yên. Vượt ngoài kế hoạch vốn, Chính phủ Nhật Bản đành đợi cuối tháng này mới duyệt đơn và phải thuê tư vấn độc lập.

Tuy nhiên, dựa vào kênh vốn khác, Chính phủ Nhật Bản đã giải quyết được nhu cầu cho 30 doanh nghiệp, với số vốn 23,5 tỷ yên. Trọng tâm mà các chính sách này hướng tới, lúc này đã chuyển dịch sang Đông Nam Á. Việt Nam, lúc này đã lọt vào địa bàn chọn lựa của các doanh nghiệp Nhật Bản.

“Chúng tôi đã nhìn thấy bất lợi từ chuỗi cung ứng và khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn sản xuất”, một đại diện từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhưng xin được giấu tên.

Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã không còn lợi thế quá khác biệt trên thị trường sản xuất toàn cầu, tính đến yếu tố chi phí sản xuất. Theo điều tra của Tổ chức Thương mại hải ngoại Nhật Bản, nếu tính chi phí lao động ở Nhật Bản là 100, thì Trung Quốc là 80 và Việt Nam là 74.

Và đại dịch Covid-19 là thời điểm vừa cần vừa đủ để Nhật Bản thúc đẩy nhanh hơn mong muốn dịch chuyển dòng vốn đầu tư của họ.          

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.